Tất cả các đô thị của Vĩnh Long tự hào có nhiều sông rạch bao quanh và hầu hết đều có sông lớn chảy qua. Vai trò của sông rạch đối với các đô thị ngày càng được nhìn nhận- thể hiện trong các quy hoạch đô thị như: phát triển không gian nương theo sông; chú trọng khai thác, bảo tồn cảnh quan sông nước…
Tất cả các đô thị của Vĩnh Long tự hào có nhiều sông rạch bao quanh và hầu hết đều có sông lớn chảy qua. Vai trò của sông rạch đối với các đô thị ngày càng được nhìn nhận- thể hiện trong các quy hoạch đô thị như: phát triển không gian nương theo sông; chú trọng khai thác, bảo tồn cảnh quan sông nước…
Thi công kè chợ Phường 1 (TP Vĩnh Long). Ảnh: DƯƠNG THU |
Quy hoạch đô thị nương theo sông
Theo Quyết định số 973 ngày 2/5/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn) đến năm 2030, định hướng thị trấn Trà Ôn là đô thị loại IV- phát triển năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc sông nước ở cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh.
Theo quy hoạch, thị trấn được mở rộng sang 5 ấp của xã Thiện Mỹ nâng diện tích thành 1.310ha. Với “không gian mới” này, thị trấn Trà Ôn có 3 phía giáp sông: phía Bắc giáp sông Măng Thít, phía Nam giáp sông Hậu, phía Tây giáp sông Hậu và sông Măng Thít. Khoảng lùi xây dựng các công trình tiếp giáp bờ sông rạch được xác định: trên 10m đối với sông Hậu, sông Măng Thít và sông Trà Ôn; các sông rạch khác trên 2m.
Không gian đô thị được định hướng hình thành các không gian cây xanh dọc bờ sông, kết hợp các hoạt động văn hóa, giải trí tạo bản sắc riêng của khu vực. Khai thác hệ thống mặt nước hiện có như sông, rạch theo giải pháp đào, nạo vét kinh rạch kết hợp làm đường ven sông tạo cảnh quan…
Bên cạnh, hình thành dải cây xanh công viên bờ sông tạo nên tuyến du lịch cảnh quan dọc sông Hậu và sông Trà Ôn. Trong đó, trục cảnh quan dọc sông Hậu, sông Măng Thít định hướng thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phù hợp kiến trúc nhà vườn, nhà biệt thự kết hợp cảnh quan sông nước quy hoạch đất phát triển theo dự án…
Nhìn chung, không gian mở được khai thác triệt để như bờ sông Hậu, sông rạch hiện trạng, mặt nước, cây xanh ở các trục đường chính… tạo tầm nhìn rộng đến các điểm nhấn cảnh quan. Đồng thời, tận dụng giữ lại các loại cây hiện trạng ở khu quy hoạch để tạo sinh thái tự nhiên của đô thị miệt vườn như: dừa nước ven các sông rạch, cây bần cặp sông Hậu, bông súng trong các ao hiện trạng…
Đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung đô thị Tân Quới (huyện Bình Tân) đến năm 2030 cũng định hướng phát triển không gian dọc QL54 dạng lan tỏa- từ trung tâm đô thị hiện hữu về phía xã Thành Lợi và về hướng sông Hậu.
Về tổ chức không gian, trục cảnh quan ven sông Hậu cũng được xác định thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. Trong khi đó, trục cảnh quan dọc sông Trà Mơn, kinh Chú Bèn, rạch Bà Giêng là giao thông thủy chính của huyện và đô thị Tân Quới phù hợp kiến trúc nhà vườn, nhà biệt thự…
Trong khi đó, TP Vĩnh Long đang được quy hoạch là thành phố xanh ven sông. Theo đó, tiếp tục bảo tồn, phát huy tài nguyên vốn có để tạo “cá tính” riêng, đa dạng hóa hoạt động du lịch; hướng đến đô thị ven sông có môi trường thiên nhiên trù phú.
Theo ông Đoàn Thanh Bình- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng, thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh rất quan tâm khai thác lợi thế cảnh quan sông nước, đặc biệt trong việc tạo đặc trưng riêng cho đô thị để thu hút đầu tư, phát triển du lịch…
Bảo vệ bờ sông: kè hay không kè?
Để bảo vệ bờ sông, cải tạo ô nhiễm, nhiều đô thị chọn giải pháp làm kè, các đô thị ở Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Vậy đây có phải giải pháp tối ưu? Trao đổi với phóng viên Báo Vĩnh Long, PGS. TS. Lê Anh Tuấn nhìn nhận hiệu quả chống sạt lở của các tuyến kè. Tuy nhiên, ông lưu ý kè hết bờ sông thì không tốt vì làm thay đổi bản chất tự nhiên của dòng chảy.
Nói về những dòng sông, ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, cần gìn giữ những giá trị, những quy luật tự nhiên vì nhiều sông bây giờ không đáng gọi là sông nữa, chỉ là dòng nước thôi. Vì hễ sông thì phải có bờ, có kinh mương, vườn ruộng phía trong để cá có thể đi vào.
Bây giờ thì những dòng sông, kinh rạch chỉ có 2 con lộ 2 bên bờ và kè nhiều thì làm thay đổi bản chất dòng chảy, đảo lộn sinh thái- nhịp của thiên nhiên thì cá không sống được, sông rạch không có cá.
Nói riêng về sông rạch ở đô thị, ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, sông chạy qua ở đô thị chỉ một quãng ngắn nên cần cân bằng giữa các nhu cầu. Nhu cầu ở đô thị là giữ đất, chống sạt lở thì kè là một giải pháp nhưng cần hiểu là chúng ta đã can thiệp vô tự nhiên. Cần cân nhắc không phải đâu đâu có sông rạch cũng làm kè.
Theo các chuyên gia, để giảm áp lực 2 bên bờ sông và giảm thiểu sạt lở, cần có giải pháp quy hoạch dời dân xa bờ sông.
Đồng thời, từ việc tìm hiểu nguyên nhân sạt lở bờ sông, cần đề ra giải pháp phù hợp. Theo ngành xây dựng tỉnh, định hướng tới sẽ có những “giải pháp mềm” cho bờ sông như cây xanh, thảm cỏ… tạo sự thân thiện, giao lưu dễ dàng giữa sông và bờ, giữa con người với dòng sông.
Dòng sông uốn quanh Phường 1 và Phường 2. Ảnh: VINH HIỂN |
Thiết nghĩ, trong xu hướng xây dựng đô thị xanh, đô thị hạnh phúc, phát triển bền vững như hiện nay thì sông rạch có vai trò vô cùng quan trọng, nhiều chuyên gia đô thị đã ví sông rạch là “vàng”.
Các chuyên gia này khẳng định, để xây dựng đô thị đáng sống, cần cân nhắc nguyên tắc “không hối tiếc” trong xây dựng, phát triển đô thị, trong đó có việc khai thác, bảo tồn các dòng sông quanh phố.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TX Bình Minh đến năm 2035 đã được công bố vào tháng 3/2018. Và một trong những mục tiêu của đồ án là thúc đẩy đô thị hóa, phát triển đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc đô thị sông nước, nâng cao chất lượng sống người dân. Theo đó, xác định phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị ven sông, cấu trúc đô thị tập trung với các trục xuyên tâm, hướng tâm và vành đai mở kết nối cảnh quan đặc trưng sông nước, vườn cây ăn trái |
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin