Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ đô thị (ĐT) hóa ở Vĩnh Long tăng dần qua từng năm, song, hiện vẫn còn thấp hơn so với vùng ĐBSCL và cả nước. Theo đó, tỉnh đang thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ ĐT hóa- tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội.
Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ đô thị (ĐT) hóa ở Vĩnh Long tăng dần qua từng năm, song, hiện vẫn còn thấp hơn so với vùng ĐBSCL và cả nước. Theo đó, tỉnh đang thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ ĐT hóa- tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội.
Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đang tăng dần. |
ĐT hóa ở Vĩnh Long trong bức tranh chung cả nước
Giai đoạn 1986-1997, tốc độ ĐT hóa ở Việt Nam chưa nhanh, tỷ lệ ĐT hóa chỉ đạt khoảng 23% vào năm 1997.
Giai đoạn 2000- 2010, tốc độ ĐT hóa nhanh hơn. Nếu năm 1999 cả nước có 629 ĐT thì con số này đã được nâng lên thành 772 ĐT vào năm 2010. Giai đoạn 2011- 2020, quá trình ĐT hóa diễn ra mạnh mẽ. Đến tháng 6/2019, tỷ lệ ĐT hóa cả nước khoảng 38,4%. Dự báo cả năm 2019, tỷ lệ ĐT hóa khoảng 40%.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 833 ĐT và dự báo đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.000 ĐT. Nhìn lại chặng đường phát triển 20 năm gần đây, TS. Nguyễn Tường Văn- Cục trưởng Cục Phát triển ĐT (thuộc Bộ Xây dựng) cho biết, hệ thống ĐT cả nước có nhiều chuyển biến tích cực.
ĐT hóa tăng nhanh ở khu vực các ĐT lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước. Qua số liệu tổng kết, đánh giá ở các địa phương cho thấy phát triển ĐT có liên hệ mật thiết với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực ĐT trung bình đạt từ 12- 15%, cao hơn từ 2- 2,5 lần so mặt bằng chung cả nước. Khu vực ĐT tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển chung của xã hội.
Cũng theo TS. Nguyễn Tường Văn, tới nay, những kết quả phát triển ĐT đã cơ bản đạt được các mục tiêu của nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng XI, XII và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020. Đồng thời, là một trong những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế- xã hội của các vùng và cả nước.
Tại Vĩnh Long, công tác phát triển ĐT luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương. Theo đó, các ĐT trong tỉnh đã được tập trung đầu tư hạ tầng, quản lý kiến trúc, quy hoạch đi trước một bước và quản lý thực hiện quy hoạch được chú trọng, phân khu chức năng hợp lý…
Qua đó, tạo cơ sở thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch và hình thành hệ thống ĐT gồm: ĐT trung tâm vùng tỉnh là TP Vĩnh Long (loại III), ĐT trung tâm tiểu vùng phía Nam là TX Bình Minh (loại IV), ĐT trung tâm tiểu vùng phía Đông là ĐT Vũng Liêm (loại V) và 5 ĐT là trung tâm hành chính của 5 huyện còn lại (loại V).
Trong năm 2019, Sở Xây dựng đã tham mưu với UBND tỉnh thực hiện một số công việc quan trọng để đẩy nhanh quá trình phát triển ĐT. Qua đó, có thể thấy tỷ lệ ĐT hóa của tỉnh tuy còn thấp so với mặt bằng chung cả nước nhưng đang tăng dần theo từng năm.
Cụ thể, nếu tỷ lệ ĐT hóa của tỉnh năm 2010 là 15,4% thì năm 2014 là 16,8%, và năm 2018 là 17% (so tỷ lệ cả nước năm 2018 là 38,4% và của vùng ĐBSCL là 27,2%). Dự kiến đến đầu năm 2020, tỷ lệ ĐT hóa của tỉnh sẽ đạt 22,1%.
Đẩy nhanh tiến độ ĐT hóa
Lý giải nguyên nhân ĐT hóa của tỉnh còn thấp so vùng ĐBSCL và cả nước, ông Đoàn Thanh Bình- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long- cho rằng, do đặc điểm Vĩnh Long khá nhỏ, khoảng cách giữa các huyện- thị chỉ tầm 30km, lao động làm việc ở ĐT xong có thể về nhà ở chớ không “lưu lại” ĐT.
Đô thị hóa tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội. |
Cũng theo ông Đoàn Thanh Bình, định hướng năm 2020, tỉnh tập trung các nguồn lực nâng cấp, phát triển TP Vĩnh Long đạt ĐT loại II và TX Bình Minh đạt ĐT loại III; thành lập thị trấn Tân Quới (huyện Bình Tân); nâng cấp 4 xã còn lại của thành phố lên phường…
Theo đó, riêng đối với lĩnh vực phát triển hạ tầng ĐT, Sở Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh trong Dự án phát triển ĐT và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long.
Mục tiêu của dự án là kiểm soát tình trạng ngập úng tại khu vực ĐT lõi của thành phố, từng bước cải tạo hạ tầng cơ sở (xây dựng kè, hệ thống thu gom và xử lý nước thải), xây dựng các tuyến đường giao thông mang tính kết nối, các khu tái định cư và tăng cường hệ thống quản lý ĐT để hướng tới một ĐT phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, dự án này vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng mức đầu tư trên 219 triệu USD (khoảng 5.134 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay WB 74,5% và vốn đối ứng 25,5%...
“ĐT hóa thực sự là động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội nên cần phải đẩy nhanh tiến độ ĐT hóa. Năm 2020, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển ĐT, ngành xây dựng tập trung cho các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở cho người có công. Qua đó, nhằm góp phần tăng tỷ lệ ĐT hóa của tỉnh”- ông Đoàn Thanh Bình nói.
Đổi mới mô hình phát triển ĐT Bên cạnh các thành tựu đạt được, quá trình ĐT hóa thời gian qua cũng xuất hiện một số tồn tại, hạn chế như: diện tích ĐT mở rộng nhanh đã kéo theo tình trạng sử dụng đất ĐT chưa hiệu quả; năng lực hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và các hoạt động kinh tế; nguồn lực cho phát triển ĐT còn thiếu, năng lực và tư duy quản lý ĐT chưa theo kịp tốc độ ĐT hóa...
Hướng tới phát triển ĐT và ĐT hóa bền vững, Cục Phát triển ĐT đã tham mưu lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ đưa một số nội dung về phát triển ĐT vào trong Chiến lược phát triển ĐT Quốc gia và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, đổi mới mô hình phát triển ĐT, đặc biệt là mô hình kinh tế ĐT, chính quyền ĐT, xây dựng các ĐT theo hướng ĐT thông minh, ĐT xanh, bền vững, có bản sắc.
Bên cạnh, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao năng lực, minh bạch thông tin, dữ liệu quản lý ĐT. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính ĐT theo hướng sử dụng hợp lý các nguồn thu tại ĐT cho đầu tư phát triển ĐT, nhất là nguồn lực từ đất đai. |
Bài, ảnh: SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin