Phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc

12:11, 17/11/2019

Nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Long phát huy tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh. Việc đoàn kết thuận hòa trong khối đại đoàn kết dân tộc, tập trung phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giúp địa phương ngày càng phát triển và tiến bộ.

Nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Long phát huy tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh. Việc đoàn kết thuận hòa trong khối đại đoàn kết dân tộc, tập trung phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giúp địa phương ngày càng phát triển và tiến bộ.

Vĩnh Long là ngôi nhà chung của 3 dân tộc Kinh- Hoa- Khmer. Mỗi dân tộc có truyền thống đặc trưng riêng, cùng nhau tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc.
Vĩnh Long là ngôi nhà chung của 3 dân tộc Kinh- Hoa- Khmer. Mỗi dân tộc có truyền thống đặc trưng riêng, cùng nhau tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc.

Chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

Thời gian qua, Vĩnh Long luôn coi việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Giai đoạn 2014- 2019, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và sự quan tâm của địa phương, đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 4- 5%.

Đặc biệt, chính sách nhà ở và hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân tộc được triển khai đúng đối tượng. Các địa phương phân công các ngành, đoàn thể giúp các gia đình Khmer có phương án sử dụng đồng vốn hiệu quả, đồng thời vận động bà con tích cực lao động sản xuất để đời sống được tốt hơn. Nhờ đó, nhiều hộ Khmer từng bước vượt qua nghèo khó. Bên cạnh, một số gia đình Khmer trên địa bàn xã còn có cơ sở làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình bà Thạch Thị Préan (xã Đông Bình- TX Bình Minh) được hỗ trợ gà giống và một phần thức ăn.

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long triển khai thực hiện cho nông dân Khmer còn khó khăn về kinh tế. Nhìn đàn gà thả vườn hơn 300 con đang ăn, bà Préan phấn khởi: “Gia đình tui ít ruộng vườn, được Nhà nước hỗ trợ 300 con, 16 bao thức ăn để phát triển kinh tế gia đình. Cả nhà tui rất là mừng, lo mần để vươn lên”.

Đối với cộng đồng người Hoa, họ rất chí thú làm ăn và có những đóng góp tích cực cho địa phương thời gian qua. Theo ông Lưu Chung Hiền- Chủ tịch Hội Người Hoa TP Vĩnh Long, cùng với việc đoàn kết để phát triển kinh tế- xã hội và đời sống, người Hoa còn giàu lòng nhân ái, tích cực tham gia công tác xã hội để giúp đỡ cộng đồng cùng vươn lên ổn định cuộc sống. T

rong nhiệm kỳ qua, hội đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng cho công tác từ thiện. Đồng thời, hội hỗ trợ xây nhà tình thương cho hộ kinh tế còn khó khăn; xây cầu nông thôn; ủng hộ quỹ Vì người nghèo; tặng quà, nhà ở cho bà con nghèo hay ốm đau, bệnh tật,....

Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Đối với dân tộc Khmer, chùa luôn gắn liền với các hoạt động văn hóa cộng đồng. Trong 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, có 6 chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Những năm qua, Vĩnh Long dành một khoản kinh phí đáng kể để đầu tư, nâng cấp chùa ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Khmer trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh- Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh- cho biết: Từ năm 2014 đến nay, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước kết hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho giới sư sãi, acha, các vị trong ban quản trị chùa và đồng bào Phật tử học tập về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ẩm thực truyền thống đồng bào Khmer góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị Khmer.
Ẩm thực truyền thống đồng bào Khmer góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị Khmer.

Trong các dịp lễ tết, hội còn tổ chức lồng ghép tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,… Nhờ vậy, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Khmer chẳng những không bị mai một, mà còn không ngừng được phát triển.

Hầu hết chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã và đang đi sâu vào cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển kinh tế- xã hội nơi vùng đồng bào DTTS.

Theo ông Thạch Dương- Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Vĩnh Long có 4/13 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Các trạm y tế các xã xây dựng đạt chuẩn và có y- bác sĩ khám, chữa bệnh; xây dựng mới 40 trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tham gia BHYT đạt 82%. Tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc được ổn định; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, những tập tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi…

Với tinh thần “nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Long đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, giai đoạn 2019-2024, tỉnh Vĩnh Long phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu như: hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc của tỉnh từ 3-4%; hỗ trợ 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn có đất ở, nhà ở ổn định. Các hộ đồng bào DTTS cơ bản được cung cấp điện và hộ sử dụng điện an toàn đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 98%…

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Bùi Văn Nghiêm đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội tiếp tục triển khai tốt các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc; đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động...

Các ngành, địa phương cần chú trọng công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử và di sản phi vật thể của đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực, tự cường, ra sức thi đua lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần cùng chính quyền xây dựng và phát triển địa phương.

Ông Lữ Quang Ngời- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh- khẳng định: Vĩnh Long xác định phát triển nguồn lực cán bộ là người DTTS có đủ năng lực để phục vụ cho công tác dân tộc là phải có chiến lược và lộ trình. Từ đó, công tác giáo dục vùng DTTS luôn được quan tâm đầu tư đúng mức. Vĩnh Long có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, với trên 200 học sinh theo học, chất lượng học lực khá- giỏi hàng năm của trường dao động từ 70- 75%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT từ năm 2014- 2018 đạt 100%.

Bài, ảnh: THÚY QUYÊN- PHƯƠNG THÚY

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh