Báo cáo tham vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) về đô thị (ĐT) hóa tại Việt Nam đã chỉ ra những hệ quả trong quá trình ĐT hóa suốt thập niên qua. Đó là, hiệu quả của kinh tế ĐT bắt đầu giảm, thách thức về môi trường…
Báo cáo tham vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) về đô thị (ĐT) hóa tại Việt Nam đã chỉ ra những hệ quả trong quá trình ĐT hóa suốt thập niên qua. Đó là, hiệu quả của kinh tế ĐT bắt đầu giảm, thách thức về môi trường…
Cụ thể, các ĐT trọng điểm, ĐT cấp 1 hoàn toàn có thể vượt xa, sau đó tạo động lực thúc đẩy các ĐT vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc tăng trưởng “đồng đều” giữa các ĐT như thời gian qua là dấu hiệu đáng báo động.
Báo cáo cũng nhấn mạnh vấn đề sử dụng đất đai chưa hiệu quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Ông Zhiyu Jerry Chen- chuyên gia cao cấp về ĐT của WB- nhận định: “Chúng tôi thấy “sốc” khi thấy quá trình chuyển đổi đất đai ở Việt Nam quá dễ dàng”. Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh chóng kéo theo sự mở rộng, hình thành của các ĐT cũng nhanh hơn nhiều, trong khi các chính sách phát triển, hạ tầng kết nối và tích tụ chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức.
Trong khi đó, mở rộng ĐT trong 5 năm (2012- 2017) lớn hơn mở rộng của 15 năm trước đó. Điều này đặt ra lo ngại về tính bền vững của các ĐT- đặc biệt trước những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu: chất lượng không khí giảm, mảng xanh bị thu hẹp, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, khí thải… Nguyên nhân sâu xa được đưa ra bắt nguồn từ vấn đề quản lý, quy hoạch.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước có 833 đô thị, đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 1.000 ĐT. Theo các chuyên gia, cần phải có sự thay đổi, chuyển đổi mô hình ĐT hóa và bắt tay thực hiện một lộ trình hiệu quả, bao trùm và có khả năng chống chịu hơn, đòi hỏi phải chuyển đổi chính sách để tập trung vào nền kinh tế tích tụ, liên kết giữa các vùng ĐT.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin