Để phục vụ năm học mới 2019-2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng khoảng 110 triệu bản sách giáo khoa. Đơn vị này cũng tăng số lượng sách lớp một lên 102% so với năm 2018.
Để phục vụ năm học mới 2019-2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng khoảng 110 triệu bản sách giáo khoa. Đơn vị này cũng tăng số lượng sách lớp một lên 102% so với năm 2018.
Sẽ có 110 triệu bản sách giáo khoa phục vụ năm học mới. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Hôm nay, ngày 2/7, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2019-2020, đơn vị này sẽ cung ứng khoảng 110 triệu bản sách giáo khoa để phục vụ học sinh, phụ huynh.
Tính đến giữa tháng Bảy, sách giáo khoa đã phát hành về các địa phương đạt 104% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng đối với sách giáo khoa lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chuẩn bị lượng sách lớn hơn so với số lượng đã phát hành năm trước (102% so với năm 2018). Đến nay đã có 96% tổng sản lượng sách giáo khoa lớp 1 được chuyển tới các địa phương.
Năm học 2019-2020 là năm cuối cùng sử dụng sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, để giúp các công ty sách-thiết bị trường học địa phương sẵn sàng trong việc dự trữ sách giáo khoa lớp một, đơn vị này đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho các công ty để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa lớp 1.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng đã chỉ đạo các đơn vị thành viên, các đối tác chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong tháng phát hành phục vụ khai giảng năm học mới từ ngày 20/7 đến 5/9, toàn hệ thống cửa hàng bán lẻ chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, mở cửa bán hàng tất cả các ngày trong tuần, niêm yết đầy đủ bảng giá, đồng thời tổ chức các chương trình khuyến mại.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khuyến cáo, để tránh mua phải sách giả, sách in lậu, giáo viên, phụ huynh và học sinh hãy tìm mua sách tại các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối chính thức của đơn vị này, các công ty sách-thiết bị trường học địa phương, không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường./.
Theo Phạm Mai (Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin