Theo GS-TS. Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, sự nhận biết những biểu hiện của đô thị hóa đa phần là qua vẻ bề ngoài, qua những biểu hiện vật chất.
Theo GS-TS. Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, sự nhận biết những biểu hiện của đô thị hóa đa phần là qua vẻ bề ngoài, qua những biểu hiện vật chất.
Nông thôn giờ cũng có nhà nhiều tầng và kết cấu hạ tầng rất giống đô thị. Nhìn vào tất cả những yếu tố đó, người ta gọi đó là biểu hiện của đô thị hóa. Nói như vậy mới chỉ là sự nhận biết bề ngoài, không sâu xa và chưa hẳn đã là bản chất.
Nông thôn bao giờ cũng phát triển theo hướng tự phát và rất chậm, từ nội lực bên trong và ít bị tác động bởi động lực bên ngoài. Hình thái cộng cư nông thôn hình thành trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, những người phần lớn làm ruộng và nền kinh tế tự cung tự cấp, yếu tố giao lưu thông thương hết sức mờ nhạt.
Bản thân quá trình vận động từ làng đến phố diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Trước khi đến đô thị thì phải đi từ làng đến thị, từ thị đến phố. Không phải chỉ ở cuộc vận động cách mạng hướng về đô thị rằng nông dân phải dùng các đồ tiện nghi như đô thị, hàng hóa của đô thị, thì đã là đô thị hóa. Nông dân- dù có ra đô thị ở 20- 30 năm thì trong mỗi con người vẫn tồn tại tính chất riêng.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra một cách tự phát khó kiểm soát được, nếu không cẩn thận nó sẽ trở nên nham nhở, lưng chừng, là một cái đuôi của đô thị và tạo ra sự lãng phí.
Chúng ta nên nghĩ tới một hình thái cộng cư kiểu mới ở nông thôn trong thời kỳ quá độ dài, đó là hình thái nông- thị. Tức là, một đô thị về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, có tiện nghi đô thị, có kinh doanh, giao lưu.
Nông thôn được phát triển theo hướng hạt nhân cơ bản vẫn là nông nghiệp, nhưng xung quanh có những nhân tố văn hóa, thương mại đô thị… Nó như một cái thị trấn, nông dân sống trong một đô thị nhỏ mà người ta tiếp cận được văn minh đô thị nhưng không quá tương phản với nề nếp cũ.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin