Có một thời làm báo khó khăn như thế!

06:06, 23/06/2019

Một ngày tháng 6, chúng tôi tìm về Mang Thít để nghe kể chuyện làm báo những năm chống Mỹ.

Một ngày tháng 6, chúng tôi tìm về Mang Thít để nghe kể chuyện làm báo những năm chống Mỹ.

Ông Bảy Tấn.
Ông Bảy Tấn.

Làm báo thời bình đã khó, thời kháng chiến với trăm ngàn thiếu thốn thì khó khăn gấp bội. Những năm tháng kháng chiến giờ đã lùi xa, nhưng những câu chuyện, những ký ức về những ngày tháng làm báo đầy oanh liệt vẫn còn sống động.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi về ấp Tân Phong 1 (xã Tân Long Hội- Mang Thít) gặp ông Bảy Tấn nghe câu chuyện làm báo những năm giữa thế kỷ XX.

Ông Trần Quang Tấn (Bảy Tấn) năm nay đã 91 tuổi. Mái tóc ông bạc phơ, năm tháng đi qua, đôi tai ông cũng không còn nghe rõ, đi đâu cũng phải có con cháu làm “thông ngôn”.

Tham gia cách mạng từ năm 1945, đến năm 1955 là giai đoạn khó quên nhất trong đời ông Bảy. Bởi vì, ông được làm báo.

Ông Bảy cười: “Nhà nghèo, ít học, cộng đi cộng lại cũng cỡ lớp 5, lớp 6 trường làng. Tòa soạn đó chính là cái nhà này”- ông Bảy nói. Căn nhà ông ở vừa là nơi nuôi chứa cán bộ vừa là nơi những tờ báo cách mạng ra đời.

Ông Bảy vui vẻ khoe hình những chuyến đi xa.
Ông Bảy vui vẻ khoe hình những chuyến đi xa.

Ông Bảy nhớ lại: “Hai Xuyên, Năm Râu, Sáu Kỳ,… cùng nhau mần báo ở sau nhà tui. Khổ nhất là làm xong phải chôn máy móc xuống đất, giấu mỗi ngày.

“Máy đánh chữ, giấy mực tụi tui gói kỹ lắm, chôn sau nhà. Thấy tình hình êm êm không có giặc thì mới dám đem lên mần báo”- ông Bảy run run.

Cách làm báo năm 1955 cũng rất đặc biệt. Ngoài miền Bắc gọi điện vào Nam và những người ở nhà ông Bảy sẽ chia ra “con nít thì phụ sắp giấy, canh gác; người lớn nghe điện thoại rồi soạn lại cho phù hợp với tình hình miền Nam”.

Trong 5 năm liền, nhiệm vụ mà ông Bảy đảm nhiệm là đi phát hành báo. Khi một tuần, khi thì mười bữa ông Bảy giao báo 1 lần.

“Ngày một lần, tụi tui mua giấy dầu gói báo lại, gói chặt và dày như cây bánh rồi cho xuống xuồng về Trà Ôn, Bình Tân, đi khắp các huyện trong tỉnh, cũng có khi vác bộ vì xuồng không tới được”- ông Bảy kể.

Rồi ông cười tươi khi công sức của những người anh em được đón nhận: “Hồi đó, bà con ham coi báo dữ lắm, trông ngóng coi tin tức chừng nào giải phóng để mà mừng. Tờ báo vàng được bà con chuyền tay nhau xem, rồi đọc cho nhau nghe”.

Làm báo ngày đó, bị phát hiện là bị địch bắt liền. Chỉ đọc báo thôi cũng bị lính quy là theo Việt cộng. Nhờ báo, bà con mình hiểu và tin yêu Đảng nhiều hơn.

Do đó, tờ báo với một người làm tuyên huấn như ông Bảy là công vụ, phương tiện thông tin cho bà con càng hiểu hơn về cách mạng mình.

Bài, ảnh: HUYỀN THÚY

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh