Từ năng khiếu và sự đam mê những tác phẩm nghệ thuật handmade, chị Bùi Ngọc Ánh Tuyết (Phường 9- TP Vĩnh Long) đã mạnh dạn khởi nghiệp, "làm chơi ăn thiệt" với "tài sản" là AT handmade shop, chuyên giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua mạng.
Từ năng khiếu và sự đam mê những tác phẩm nghệ thuật handmade, chị Bùi Ngọc Ánh Tuyết (Phường 9- TP Vĩnh Long) đã mạnh dạn khởi nghiệp, “làm chơi ăn thiệt” với “tài sản” là AT handmade shop, chuyên giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua mạng.
Góc nhỏ sáng tạo của chị Bùi Ngọc Ánh Tuyết. |
Từ sự đam mê nghệ thuật
“Trong cuộc sống, chúng ta đều có những niềm đam mê và sự sáng tạo riêng. Nếu thiếu 2 thứ đó cuộc sống quả thật rất vô vị, không có ý nghĩa. Tôi đã từng từ bỏ ước mơ của mình vì hoàn cảnh gia đình. Mãi đến khi tôi lập gia đình và có một công việc ổn định thì mơ ước ấy vẫn cháy trong tôi và tôi nhận ra rằng sự lựa chọn đó không hẳn là từ bỏ ước mơ của mình”- chị Tuyết chia sẻ.
Vì mong muốn làm những điều mình thích vẫn nằm trong tâm trí chị Tuyết, nên khi rảnh rỗi chị lấy một số mảnh giấy báo, giấy vụn nhàu nát tạo ra những hình thù đáng yêu và lạ mắt. Chị bắt đầu nảy ra ý tưởng độc đáo.
“Lấy thử một tờ giấy báo tôi xé nhỏ ra từng mảnh rồi ve tròn chúng lại tạo thành những sợi nan dài và dai, tôi đan thử một ống đựng viết theo cách đan nong mốt thông thường thì ngạc nhiên vì sản phẩm đẹp đến lạ.
Nhiều người thấy đều thích thú và muốn tôi làm cho họ một cái. Và từ đó tôi đã hình thành ý tưởng tái chế những mảnh giấy phế liệu này thành những sản phẩm thủ công và kinh doanh những sản phẩm này do chính bàn tay mình tạo ra”- chị Tuyết kể quá trình hình thành việc kinh doanh.
Với óc sáng tạo, chị Tuyết đã kết hợp chúng với các nguyên liệu khác để tạo ra những sản phẩm độc đáo, những quà tặng ý nghĩa và thiết thực trong cuộc sống.
Tất cả các công đoạn đều làm bằng tay, phương pháp cũng rất đơn giản nhưng cần sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để xe các mảnh giấy báo thành một nan giấy dài và dai không thua kém các nguyên liệu khác như lác, lục bình, cói.
Từ giấy báo cũ, chị Tuyết đã kết hợp với màu sơn, dây kẽm, keo dán và một số phụ liệu khác để sáng tác ra nhiều sản phẩm nghệ thuật trang trí và sử dụng trong đời sống như tranh, chụp đèn, rổ, khay đựng trà, lọ hoa, búp bê, xe đạp, đến các phụ kiện như túi xách, đồng hồ, giày... hay các sản phẩm lưu niệm móc khóa, mô hình nhà, thác nước vừa đẹp, vừa rẻ cũng rất bền.
Ngoài áp dụng nhiều kiểu đan khác nhau, chị Tuyết còn kết hợp với các nguyên liệu như da, nỉ, vải da... để tạo ra sự phong phú về mẫu mã cho sản phẩm cũng như chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
Không chỉ là năng khiếu, chị Tuyết còn chịu khó tìm hiểu và học hỏi từ các kênh thông tin để có cách xử lý sản phẩm đạt độ bền cao, có thể thấm nước và bóng đẹp hơn.
Xác định mục tiêu là tạo ra sản phẩm thủ công từ giấy báo thân thiện với môi trường, với những mô hình lưu niệm đặc trưng về di tích văn hóa của tỉnh Vĩnh Long và nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
Tôi cũng mong muốn tạo nên sự khác biệt so với các shop kinh doanh cùng ngành và có ước mong AT handmade shop sẽ trở thành một cửa hàng chuyên cung cấp những sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng của Vĩnh Long”- chị Tuyết bộc bạch.
Mở ra chiến lược kinh doanh
Những sản phẩm handmade độc đáo, đẹp mắt làm bằng giấy báo của chị Tuyết. |
Nguồn nguyên liệu đầu vào chi phí thấp, nhưng sản phẩm hoàn thành có giá bán tương đối tốt, dao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn một sản phẩm.
Nhờ óc sáng tạo và sự khéo léo của mình, sản phẩm được giới thiệu trên trang bán hàng riêng của AT shop; trong khoảng thời gian hơn 1 năm, AT handmade shop của chị Tuyết đã có số lượng người thích và theo dõi đạt 150 người. Chị đã bán được sản phẩm tại khắp các tỉnh trong cả nước.
Điển hình như nick tên Phương Thanh (TP Hồ Chí Minh) nhận xét: “Sản phẩm nào cũng đẹp, mình đã mua 4 sản phẩm từ shop. Mình rất hài lòng và sẽ tiếp tục ủng hộ nữa. Chị chủ dễ thương mà khéo tay nữa. Mình rất thích các sản phẩm handmade”.
Tại Vĩnh Long, AT shop của chị Tuyết cũng có nhiều khách hàng biết đến và yêu thích sản phẩm, nhất là các món đồ chơi trẻ em và đồ dùng trong giáo dục.
bán hàng tại nhà và bán qua online gửi hàng đến tận tay khách hàng. Lợi nhuận bình quân trong năm đầu khởi nghiệp trên 35 triệu đồng.
Theo chị Tuyết, đồ thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao, phù hợp với người khởi nghiệp ít vốn, quay vòng vốn nhanh.
Đây là sản phẩm dựa trên cơ sở phân tích thị hiếu khách hàng mà đưa ra các sản phẩm handmade phù hợp, đối tượng khách hàng lại đa dạng, thậm chí có thể bán ra nước ngoài.
Nói đến chiến lược kinh doanh sắp tới, chị Tuyết không ngần ngại chia sẻ: “Muốn được tồn tại lâu dài ngoài việc quảng bá thương hiệu còn phải sáng tạo cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm.
Tôi sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo mới, bắt mắt, hướng tới nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Vì có chi phí thấp nên giá bán ra khá mềm phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Mục tiêu là lợi nhuận năm sau đạt cao hơn năm trước.
Ngoài ra, tôi sẽ đưa ra một số chương trình khuyến mãi sản phẩm giảm giá hoặc tặng kèm sản phẩm. Vào cuối tháng, tôi mở lớp dạy cách làm miễn phí, không chỉ để tham khảo ý kiến khách hàng mà còn thu hút lượng khách hàng tham gia”.
Bà Phan Kim Quyên- Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh- nhận xét, đây là ý tưởng khởi nghiệp khá tốt, có tiềm năng phát triển. Sắp tới, Hội LHPN tỉnh sẽ chọn đi tham gia Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp, việc làm và kết nối doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hàng Việt Nam năm 2019 tại TP Hồ Chí Minh. Mô hình này làm thủ công tại nhà nên còn thiếu nguồn nhân lực, chưa đáp ứng nhu cầu. Hội LHPN tỉnh cũng sẽ có hướng hỗ trợ để chị Tuyết đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm. |
Bài, ảnh: HẢI YẾN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin