Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở này, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở này, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng bức thiết bởi cơ cấu dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với 70% dân số trong độ tuổi lao động. Các thành phố lớn đang bùng nổ nhu cầu nhà ở, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Mặc dù Chính phủ đã cố gắng khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhưng lộ trình này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên việc lựa chọn nguồn cung về quỹ đất gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khu vực trung tâm.
Trong khi đó, hệ thống hạ tầng chưa được kết nối giữa khu vực trung tâm và các vùng lân cận. Do đó, cần có những giải pháp tích cực hơn để phát triển hạ tầng kết nối. Được vậy, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội xa trung tâm mới khả thi.
Mặc dù Nhà nước đã có hỗ trợ về đầu tư công, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn, bố trí chưa kịp thời cũng ảnh hưởng phần nào đến tiến độ triển khai các dự án. Nhu cầu cần 1 triệu đơn vị nhà ở xã hội, nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được khoảng 30%.
Theo Bộ Xây dựng, hướng tới, giải pháp phát triển bền vững nhà ở xã hội tại các đô thị lớn đang tập trung vào nghiên cứu giải pháp cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia, quy hoạch xây dựng hiệu quả, hoàn thiện các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn chất lượng, cũng như nâng cao vai trò của người dân trong quy trình triển khai, thiết kế nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp và người lao động tại các khu công nghiệp.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin