Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10) hàng năm là dịp để nhìn lại những chặng đường khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Có thể nói, công tác khuyến học ở các cấp ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn mới hiện nay…
Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10) hàng năm là dịp để nhìn lại những chặng đường khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Có thể nói, công tác khuyến học ở các cấp ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn mới hiện nay…
Công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện ngày càng hiệu quả. Ảnh minh họa |
Nổi bật công tác khuyến học, khuyến tài
Hội Khuyến học các cấp hàng năm đều xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện công tác nhằm giúp đỡ học sinh, sinh viên có điều kiện để đến trường. Trong đó, các quỹ học bổng, các đơn vị tài trợ, các Mạnh thường quân chính là những nhân tố giúp cho tinh thần khuyến học, khuyến tài được lan tỏa.
Theo Hội Khuyến học tỉnh, từ đầu năm 2018 đến nay, phần vận động của hội cấp tỉnh đạt trên 6,1 tỷ đồng. Trong đó, các khoản hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập đã chi trên 3,3 tỷ đồng. Còn phần vận động của cấp huyện và cấp tương đương đạt trên 42,2 tỷ đồng, đã chi cho hoạt động giảng dạy và học tập trên 34,8 tỷ đồng…
Trong khi đó, học bổng Trần Đại Nghĩa ra đời vào năm 2002 với 100 suất đầu tiên, dành cho sinh viên Vĩnh Long có thành tích học tập xuất sắc đang theo học tại các trường ĐH trong cả nước. Đến năm học 2009- 2010, học bổng Trần Đại Nghĩa được mở rộng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Từ năm học 2010- 2011, thêm những sinh viên con hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh vừa thi đậu vào các trường CĐ, ĐH, với mỗi suất từ 3- 5 triệu đồng. Cùng với việc mở rộng quỹ học bổng Trần Đại Nghĩa, từ tháng 10/2009, chương trình truyền hình thực tế “Thắp sáng niềm tin” ra mắt.
Số tiền học bổng đã tăng dần từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng rồi 20 triệu đồng. Những buổi trao học bổng càng trở nên trọn vẹn hơn khi còn kèm theo những suất học bổng Trần Đại Nghĩa mở rộng dành tặng cho 10 hoàn cảnh khó khăn khác tại địa phương nơi em học sinh chính được giúp đỡ.
Và đã có hơn 4.200 suất học bổng Trần Đại Nghĩa mở rộng như thế được trao tặng đều khắp các tỉnh ĐBSCL.
Hơn 9 năm qua, sự hỗ trợ đo được bằng vật chất đã lên một con số khá lớn, nhưng thước đo hiệu quả của chương trình “Thắp sáng niềm tin” không dừng lại ở những giá trị vật chất, mà quan trọng đó là sức lan tỏa mạnh mẽ từ những câu chuyện vượt khó của các học sinh nghèo ra khắp mọi miền cho những đối tượng cùng cảnh ngộ.
Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau tạo ra cho mỗi chương trình một cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng tất cả đều toát lên tinh thần hiếu học, ý chí, giàu nghị lực trước thử thách nghiệt ngã của cuộc sống.
Nhờ chương trình này, đã “tiếp sức” cho Nguyễn Khánh Huỳnh (nhân vật kỳ 6 của chương trình Thắp sáng niềm tin) tự tin, mạnh mẽ đã vượt qua mặc cảm, vất vả trong suốt những năm cắp sách đến trường để đi bán bánh mì đổi lấy từng con chữ.
Sau 4 năm ở giảng đường ĐH Cần Thơ, Khánh Huỳnh đã trui rèn cho mình thêm sự kiên cường không đầu hàng số phận, vừa đi làm thêm, dạy kèm nhưng Khánh Huỳnh vẫn giữ được thành tích học tập cao trong suốt 4 năm dài. Hiện em được giữ lại làm công tác trợ giảng Khoa Thủy sản- Trường ĐH Cần Thơ.
Khánh Huỳnh trân quý suất học bổng nghĩa tình: “Em vẫn rất nhớ cái cảm giác lúc xưa, trong giai đoạn gần như vào ngõ cụt, thì học bổng của THVL giúp đỡ em- cứ như là “bụt” đã giúp em bước tiếp đến giảng đường. Em phải thay đổi nghịch cảnh bằng cách sống tự lập và cố gắng học để bước đi tiếp, chắc hơn, vững hơn”.
Xây dựng một xã hội học tập, tiên tiến
Đến nay, công tác vận động phong trào Toàn dân học tập để xây dựng xã hội học tập đã được thực hiện tốt và ngày càng đi vào chiều sâu thông qua các phong trào: vận động toàn dân đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi; hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập nhà trường;…
Hiện có gần 77% trong tổng số gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập, trên 77% dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập, trên 88% tổ nhân dân tự quản đạt danh hiệu cộng đồng học tập, trên 55% đơn vị cấp huyện đạt danh hiệu đơn vị học tập, 100% đơn vị cấp tỉnh đạt danh hiệu đơn vị học tập,…
Mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập là mô hình độc đáo của Việt Nam, đây là nhân tố cần thiết và quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là xây dựng một xã hội học tập. Đến nay, có 104/109 xã- phường- thị trấn đăng ký và đạt chuẩn đơn vị cộng đồng học tập.
Theo Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2020, các nội dung phấn đấu gồm: cộng đồng học tập cấp xã và cấp huyện; gia đình học tập; dòng họ học tập; cộng đồng học tập ấp- khóm, tổ tự quản; đơn vị học tập cấp xã, huyện; đơn vị học tập khối cơ quan cấp tỉnh; phát triển hội viên; vận động quỹ khuyến học đều tăng theo từng năm...
Hiện Vĩnh Long có trên 18.480 tổ chức hội khuyến học các cấp với hơn 309.000 hội viên khuyến học, chiếm trên 29% dân số trong tỉnh. Trong năm 2017, các cấp hội đã vận động Quỹ khuyến học trên 64 tỷ đồng. Qua đó đã cấp phát học bổng, trợ cấp khó khăn, khen thưởng và hỗ trợ các hoạt động dạy và học với tổng số lượt học sinh, sinh viên, giáo viên được thụ hưởng trên 106.800 lượt người. Sự lớn mạnh của các tổ chức hội khuyến học và sự tham gia ngày càng nhiều của hội viên khuyến học đã góp phần tích cực trong công tác khuyến học khuyến tài, kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chăm lo cho công tác khuyến học khuyến tài và được người dân tích cực hưởng ứng nên đến nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 29% dân số là hội viên khuyến học. Năm 2018, tỉnh Vĩnh Long phấn đấu nâng số hội viên khuyến học trong toàn tỉnh đạt 31% dân số. |
Các nội dung phấn đấu của Hội Khuyến học tỉnh đến năm 2020:
Số TT |
Nội dung phấn đấu |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
1 |
Cộng đồng học tập cấp xã |
100/109 xã, phường, thị trấn được công nhận |
105/109 xã, phường, thị trấn được công nhận |
109/109 xã, phường, thị trấn được công nhận |
109/109 xã, phường, thị trấn được công nhận |
2 |
Huyện, |
6/8 huyện, thị xã, thành phố có 100% xã, phường, thị trấn đạt Cộng đồng học tập cấp xã |
7/8 huyện, thị xã, thành phố có 100% xã, phường, thị trấn đạt Cộng đồng học tập cấp xã |
8/8 huyện, thị xã, thành phố có 100% xã, phường, thị trấn đạt Cộng đồng học tập cấp xã |
8/8 huyện, thị xã, thành phố có 100% xã, phường, thị trấn đạt Cộng đồng học tập cấp xã |
3 |
Gia đình học tập |
70% |
Trên 80% |
Trên 90% |
Trên 95% |
4 |
Dòng họ học tập |
70% |
Trên 80% |
Trên 85% |
Trên 90% |
5 |
Cộng đồng học tập ấp, khóm, tổ tự quản |
75% |
Trên 85% |
Trên 95% |
100% |
6 |
Đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện |
75% |
Trên 85% |
Trên 95% |
100% |
7 |
Khối cơ quan cấp tỉnh |
80/82 cơ quan được công nhận |
82/82 cơ quan được công nhận |
82/82 cơ quan được công nhận |
82/82 cơ quan được công nhận |
8 |
Phát triển hội viên |
28% dân số |
30% |
32,5% |
35% |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN- KHÁNH DUY
Các nội dung phấn đấu của Hội Khuyến học tỉnh đến năm 2020.
Các nội dung phấn đấu của Hội Khuyến học tỉnh đến năm 2020.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin