Hội thảo khoa học về cây đinh lăng và chùm ngây

03:10, 03/10/2018

Hội thảo tập trung làm rõ giá trị dinh dưỡng, dược tính, cách thức trồng và khai thác sử dụng của 2 loại cây quý dễ trồng và phát triển trên nhiều địa bàn của tỉnh Vĩnh Long.

Hội thảo tập trung làm rõ giá trị dinh dưỡng, dược tính, cách thức trồng và khai thác sử dụng của 2 loại cây quý dễ trồng và phát triển trên nhiều địa bàn của tỉnh Vĩnh Long.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ phát biểu về cây đinh lăng.
BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ phát biểu về cây đinh lăng.

Ngày 3/10/2018, Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội thảo khoa học: Thực trạng trồng và sử dụng cây chùm ngây, cây đinh lăng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, do DS.LY Nguyễn Phương Trình- Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long và BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ- giảng viên Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, đồng chủ trì.

Hội thảo tập trung làm rõ giá trị dinh dưỡng, dược tính, cách thức trồng và khai thác sử dụng của 2 loại cây quý dễ trồng và phát triển trên nhiều địa bàn của tỉnh Vĩnh Long.

Đinh lăng được Hải Thượng Lãng Ông gọi là “nhân sâm của người nghèo”, rất dễ trồng, giá thành rẽ, đem lại lợi ích thiết thực và tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Đối với cây chùm ngây, các bộ phận lá, thân, rễ và hạt có giá trị dinh dưỡng và dược tính hiệu quả cao. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, những năm gần đây trong dân gian cũng như trên các trang mạng đã loan truyền, cường điệu về công dụng của 2 loại cây này. Việc trồng, sử dụng cây đinh lăng và chùm ngây, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học; người sử dụng, nhất là các thầy thuốc y học cổ truyền nên tiếp thu có chọn lọc qua những tài liệu khoa học đáng tin cậy.

BS.CKII huỳnh Tấn Vũ, lưu ý: Cây đinh lăng đã được đúc kết kinh nghiệm sử dụng qua thời gian lâu dài ở nước ta, nhưng cũng cần tiếp tục nghiên cứu phát huy trên nền tảng cổ truyền để sử dụng tốt các dược tính của loại cây quý này.

Đối với cây chùm ngây, là loại cây ngoại lai mới du nhập gần đây, từ loại cây thực phẩm được sử dụng làm cây thuốc, nên chúng ta cần nghiên cứu thêm. Đồng thời, không nên thêu dệt quá nhiều, sử dụng một cách tràn lan, cẩn thận với tác dụng phụ của cây thuốc.

Tin, ảnh: NGỌC TRẢNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh