
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại nhiều tỉnh đã xảy ra mưa lớn, nước lũ lên cao, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm. Nhiều hồ chứa, đê điều đang trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
![]() |
Mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 đã chia cắt, cô lập huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Ảnh: PV |
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại nhiều tỉnh đã xảy ra mưa lớn, nước lũ lên cao, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm. Nhiều hồ chứa, đê điều đang trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Nghệ An, tại huyện Yên Thành đã xảy ra sự cố hồ đập, cụ thể như sau:
Đập hồ chứa nước Lim, xã Đồng Thành, có dung tích trữ 0,58 triệu m3, đập cao 5m, dài 190m. Công trình đang thi công sửa chữa (đã thi công hệ thống kênh mương, cống dưới đập, hạng mục đập đất, tràn xả lũ chưa thi công).
Trong đợt mưa, bão Sơn Tinh (bão số 3), nước về hồ nhanh tràn qua đỉnh đập, đơn vị thi công đã tiến hành đào hạ cao trình tràn xả lũ để hạ nhanh mực nước hồ nhưng đập vẫn bị vỡ 5m. Khu vực hạ lưu đập chủ yếu là trồng lúa nên không ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Hiện nay, UBND huyện Yên Thành đang chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục sự cố.
Đập Lùng, xã Thịnh Thành, có dung tích trữ nhỏ (<100.000m3), khi có mưa, bão số 3 nước về hồ nhanh tràn qua đỉnh đập làm sạt lở 4m phía vai trái tràn. Đập có dung tích nhỏ nên không ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
Tại tỉnh Quảng Trị, công trình đầu mối Nam Thạch Hãn (bị sự cố xói hạ lưu tràn từ năm 2016) và đập hồ chứa nước Triệu Thượng 2 (bị sự cố sạt trượt mái hạ lưu đập năm 2017) cần theo dõi sát diễn biến an toàn, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó.
Về đê điều tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Hà Tĩnh trở ra), tính đến 20h ngày 20/7/2018, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An xảy ra 18 sự cố đê điều, trong đó: Thái Bình: 7 sự cố (6 sự cố sạt lở mái đê phía đồng đê biển 5 và 1 sự cố sạt lở mái đê phía đồng đê Hồng Hà 2). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở.
Nam Định: 5 sự cố (2 sự cố sạt lở đê biển Nghĩa Hưng và đê bối Đồng Tâm; 2 sự cố sạt lở kè Cồn Tròn và kè bờ bao Yên Bằng; 1 sự cố vết nứt cũ đê tả Đáy phát triển thêm). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố.
Ninh Bình: 2 sự cố (Sự cố rò mang, đáy tràn Lạc Khoái, đê hữu Hoàng Long và sự cố bể xả trạm bơm Gia Viễn). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các sự cố.
Thanh Hóa: 1 sự cố cống 3 cửa, đê biển xã Hải An, huyện Tĩnh Gia. Địa phương đang tiến hành tập trung, xếp rọ đá mái kè bị sụt lún, dự kiến hoàn thành ngày 22.7.2018.
Nghệ An: 3 sự cố sạt lở kè đê tả Lam. Địa phương đã tiến hành cắm cọc tiêu, thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến khu vực sạt lở.
Để ứng phó với mưa lũ và diễn biến thời tiết nguy hiểm, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 931/CĐ-TTg ngày 20/7/2018 gửi UBND các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai (ƯPSCTT) và TKCN, Ban CCĐ Trung ương về PCTT và các Bộ, ngành liên quan về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó mưa lũ.
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã cử đoàn công tác do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì đi kiểm tra và và chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất tại Văn Chấn, Yên Bái.
Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT-TKCN đã có công văn số 349/TWPCTT-VP ngày 20/7/2018 chỉ đạo các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa ứng phó với ATNĐ.
Tổng cục PCTT đã cử 2 đoàn công tác đi kiểm tra công tác hộ đê, phòng chống lũ, tiêu úng tại Ninh Bình và Hà Nội; đã có các công văn số 841/PCTT-QLĐĐ ngày 20.7.2018 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An về việc tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều và công văn số 845/PCTT-QLĐĐ ngày 20.7.2018 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về việc khẩn trương xử lý giờ đầu sự cố tràn Lạc Khoái, hoàn thành xử lý sự cố đê điều năm 2017 đang thi công dở dang, đảm bảo an toàn đê điều.
Văn phòng thường trực BCĐTrung ương về PCTT trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các Công điện chỉ đạo của Trung ương, sẵn sàng các phương án ứng phó.
Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung cao độ khắc phục hậu qủa do mưa lũ, triển khai quyết liệt các biện pháp tiêu úng, giảm ngập lụt gây ra bởi các đợt áp thấp, bão số 3, chủ động ứng phó với mưa lũ còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới.
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin