Dùng trực thăng đưa công nhân Việt ra khỏi khu vực bị cô lập tại Lào

03:07, 25/07/2018


Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tình hình 26 công nhân của Công ty Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập tại huyện Paksong, tỉnh Champasak do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện ở Sepien Senamnoi, huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Nam Lào vẫn ổn định. 

 

Cảnh ngập lụt sau khi đập thủy điện Sepien Senamnoi tại tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ ngày 24/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt sau khi đập thủy điện Sepien Senamnoi tại tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ ngày 24/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tình hình 26 công nhân của Công ty Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập tại huyện Paksong, tỉnh Champasak do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện ở Sepien Senamnoi, huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Nam Lào vẫn ổn định. 

Trả lời phóng viên qua điện thoại sáng 25/7, anh Nguyễn Nhật Hoá, Giám đốc công ty Đại Thắng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, phụ trách Nông trường 4 nơi các công nhân đang mắc kẹt, cho biết tình hình 26 công nhân gồm 25 người Lào và 1 người Việt vẫn ổn và rất phấn chấn khi nghe tin sẽ sớm được cứu. 

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hiện đã hợp đồng xong với Công ty dịch vụ bay Lào, và máy bay trực thăng đang di chuyển từ Vientiane xuống. Dự kiến khoảng 10 giờ sáng 25/7 sẽ đưa 26 công nhân ra. 

Hiện nước ở khu vực vẫn cao và chưa có dấu hiệu rút. Theo thống kê của văn phòng Thủ tướng Lào, có 34 người mất tích. Hơn 1.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng.

Trước đó, theo giới chức địa phương, có 18 thi thể đã được tìm thấy, không phải 28 thi thể như thông tin ban đầu.

Đập thủy điện tại Sepien Senamnoi là dự án hợp tác trị giá 1,2 tỷ USD giữa Công ty xây dựng và thiết kế SK Hàn Quốc, Công ty Điện lực Đông Hàn Quốc, Công ty General Holding của Thái Lan và một công ty điện lực của Lào. 

Công trình có công suất 410 MW, khởi công năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. Theo thiết kế, hồ chứa của dự án là 5 tỷ mét khối nước. 

Theo kế hoạch, nhà máy thủy điện tại con đập trên sẽ xuất khẩu 90% sản lượng điện cho Thái Lan và 10% còn lại sẽ dành để đáp ứng nhu cầu trong nước

Theo TTXVN/VIETNAM+

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh