Nghiên cứu của Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội thể hiện điều này.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc: "Miền Nam uống bia, rượu nhiều hơn miền Bắc". Ảnh: CHÂN LUẬN |
Nghiên cứu của Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội thể hiện điều này.
Sáng 18/4, Tọa đàm về dự luật phòng chống tác hại của bia, rượu do Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức đã diễn ra.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội đã trình bày kết quả điều tra quốc gia về “Tiêu dùng bia, rượu ở Việt Nam”.
Cuộc điều tra này được tiến hành trên 12 tỉnh, đại diện cho 6 vùng, trong đó 36 quận/huyện/thành phố, 72 xã/phường thị trấn
Kết quả cho thấy, có tới 78% nam giới trả lời hiện đang uống rượu, bia và nữ giới chỉ là 22%. Dĩ nhiên, kết quả điều tra còn nhiều khía cạnh khác như tỷ lệ uống bia, rượu giữa thành thị và nông , tỷ lệ người dùng các loại rượu tự nấu, rượu mạnh, rượu vang, bia…
Đáng chú ý, về kết quả vùng miền, dẫn biểu đồ của kết quả nghiên cứu, PGS Ngọc nhận định: “Miền Nam uống bia rượu nhiều hơn miền Bắc”. Biểu đồ cho thấy một số tình miền Nam như Bến Tre, Bình Dương, Cần Thơ… có tỷ lệ người uống rươu, bia cao nhất. Trong khi đó, Lào Cai, Bắc Giang lại có tỷ lệ người đang dùng rượu bia thấp.
Tuy vậy, PGS Ngọc cũng nói, đây không hẳn là quy luật, bởi ngay cả những khu vực có tỷ lệ người uống rượu, bia nhiều cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau như di dân chẳng hạn.
Kết quả điều tra cho thấy: Bến Tre là tỉnh có tỷ lệ người uống bia, rượu cao nhất trong số 12 tỉnh được điều tra. |
Đặc biệt, tỉ lệ người uống rượu thủ công, không được kiểm soát khá cao, theo kết quả điều tra. Có nhiều nguyên nhân mà PGS Ngọc chỉ ra như: vì rẻ, dễ mua, là rượu truyền thống ở nhiều địa phương, ngon hơn, nồng độ cao hơn…
PGS Ngọc khuyến cáo: “cần phải có những nỗ lực đặc biệt về chính sách để xử lý vấn đề rượu không được kiểm soát”
Từ đó, kết quả điều tra đưa ra một số lưu ý như: chính sách giá cả, thuế và các hạn chế đối với đồ uống có cồn nói chung sẽ không mang lại hiệu quả; cấm sản xuất rượu tự nấu cũng không phải là một giải pháp tốt.
“Cần một chiến lược toàn diện nhằm giáo dục người tiêu dùng về đồ uống không được kiểm soát và thay đổi thái độ cũng như nhận thức sử dụng rượu bia”, PGS Ngọc nói và lưu ý tới việc cần phải có quy định môi trường pháp lý cho việc sản xuất và buôn bán đồ uống có cồn truyền thống.
Cuộc điều tra này được tiến hành trên 12 tỉnh, đại diện cho 6 vùng, trong đó 36 quận/huyện/thành phố, 72 xã/phường thị trấn. Tại mỗi vùng chọn môt tỉnh thu nhập trung bình thuộc nhóm thu nhập trung bình cao, một tỉnh thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp. Về quy mô, cuộc điều tra tiến hành trên 5.200 hộ gia đình được lựa chọn theo nguyên tắc chọn nhiều tầng và phân bố mẫu ở cấp độ vùng. “Với phương pháp này, kết quả có ý nghĩa thống kê đại diện đến cấp độ vùng”, PGS Ngọc nói và khẳng định quy mô mẫu trong mỗi tỉnh sẽ được phân bổ có tính đến quy mô dân số của mỗi tỉnh song không tỷ lệ theo quy mô dân số của mỗi tỉnh. Tại mỗi hộ chỉ chọn duy nhất một người trong khoảng tuổi từ 15 - 79 sống liên tục trong hộ gia đình từ 6 tháng trở lên, có ngày sinh nhật gần nhất với ngày điều tra, có đủ sức khỏe, năng lực hành vi được chọn để phỏng vấn phiếu cá nhân và phiếu hộ gia đình. |
Theo CHÂN LUẬN (PLO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin