Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em

03:11, 25/11/2017

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa, bạo lực gia đình (BLGĐ) là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa, bạo lực gia đình (BLGĐ) là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

Trẻ em là mầm xanh của tương lai, cần tạo môi trường sống tốt đẹp để trẻ em phát triển. Ảnh mang tính minh họa: VINH HIỂN
Trẻ em là mầm xanh của tương lai, cần tạo môi trường sống tốt đẹp để trẻ em phát triển. Ảnh mang tính minh họa: VINH HIỂN

Những hành vi đó có thể hiểu như: chửi mắng, đánh đập, ngược đãi lẫn nhau… Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ hành vi nào đi chăng nữa thì BLGĐ không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của các trẻ em sống trong gia đình có bạo lực.

Qua đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, các trẻ em sống trong gia đình thường xuyên xảy ra BLGĐ sẽ có nhiều khả năng trở thành đối tượng bị lạm dụng bạo lực hoặc trực tiếp gây ra bạo lực trong tương lai.

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long cho thấy, từ năm 2009- 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra 2.347 vụ BLGĐ.

Trong đó, nhiều nhất vẫn là bạo lực thân thể với hơn 1.000 trường hợp, kế đến là bạo lực về tinh thần với 908 trường hợp, thường là chồng chửi, đánh vợ; cha, mẹ đánh con; anh, em ruột đánh nhau; nàng dâu ngược đãi mẹ chồng và đối tượng gây ra BLGĐ đại đa số là nam giới, nạn nhân không ai khác hơn là phụ nữ, người già và trẻ em.

Có nhiều nguyên nhân xảy ra BLGĐ, song có 2 nhóm nguyên nhân chính dễ dẫn đến bạo hành trong gia đình, gồm: nhóm nguyên nhân về kinh tế và nhóm nguyên nhân về văn hóa.

Đối với nhóm nguyên nhân về kinh tế, đa phần số vụ BLGĐ diễn ra tại các vùng nông thôn, do nhận thức về bạo hành gia đình của người dân còn hạn chế, việc làm thiếu ổn định, thời gian nông nhàn còn nhiều, tệ nạn cờ bạc, đá gà, rượu chè diễn ra phức tạp nên đã tác động đến đời sống kinh tế của người dân, từ đó dẫn đến tình trạng BLGĐ thường xuyên diễn ra.

Nhóm nguyên nhân về văn hóa thường xuất phát từ sự ứng xử thiếu tôn trọng nhau của các thành viên gia đình như: vợ chồng không chung thủy, thiếu sự yêu thương, tôn trọng nhau;

cha mẹ không quan tâm chăm sóc con cái, thường dùng đòn roi hay quát nạt để dạy con điều này đã tác động ngược trong việc dạy dỗ trẻ thơ; anh chị em thiếu đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tranh giành lợi ích bản thân… đã làm phát sinh BLGĐ ngày càng nhiều, ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống xã hội.

Điều này đã đi trái với những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam. Một trong những giá trị đó là sự bình đẳng giới.

Để xóa bỏ BLGĐ, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, năm 1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chấp thuận phê chuẩn Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 3/9/1981.

Theo nhận định, đây được xem là bản “tuyên ngôn” về nhân quyền quốc tế đối với phụ nữ. Thông qua bản Công ước, nhiều nước trên thế giới đã ban bố các văn bản luật, quy định về phòng chống BLGĐ.

Đặc biệt, ngày 25/11 hàng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn làm ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.

Là nước ký tham gia Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ khá sớm, từ những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để phòng chống BLGĐ, trong đó có Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống BLGĐ năm 2007, Nghị định về công tác gia đình, Chương trình hành động quốc gia về phòng chống BLGĐ đến năm 2020…

Các văn bản này như hành lang pháp lý để ngăn cấm tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, trẻ em đảm bảo cho phụ nữ được phát triển và tiến bộ một cách đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực và được hưởng các quyền của con người, tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới.

Về góc độ địa phương, tỉnh Vĩnh Long cũng ban hành các văn bản để cụ thể hóa những nội dung của Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống BLGĐ: Chỉ thị số 10 ngày 10/6/2008 của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng chống BLGĐ; Quyết định số 683 ngày 24/4/2013 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị bạo hành, cần xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em để họ được phát triển toàn diện. Ảnh mang tính minh họa: MINH TRIẾT
Phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị bạo hành, cần xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em để họ được phát triển toàn diện. Ảnh mang tính minh họa: MINH TRIẾT

Quyết định số 01 ngày 3/1/2014 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2337 ngày 6/11/2015 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động phòng chống BLGĐ đến năm 2020.

Thông qua ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long tham mưu UBND tỉnh, phối hợp các ngành tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống BLGĐ, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình;

vận động nhân dân phòng chống BLGĐ; phối hợp Đài Phát thanh- Truyền hình, Báo Vĩnh Long xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, kịch bản sân khấu, tọa đàm, hội thi, liên hoan ẩm thực, hội thao gia đình văn hóa… để các gia đình văn hóa và nhân dân tham gia, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng chống BLGĐ.

Qua đó, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ BLGĐ trên phạm vi toàn tỉnh.

Đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã thành lập BCĐ công tác gia đình cấp tỉnh, 8 BCĐ công tác gia đình cấp huyện, 109 BCĐ công tác gia đình cấp xã.

Có trên 180 CLB “Gia đình phát triển bền vững”, 210 nhóm phòng chống BLGĐ và 44 tổ tư vấn hòa giải để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, can thiệp phòng chống BLGĐ.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn đẩy mạnh công tác theo dõi, nắm bắt tình hình để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm người gây bạo lực, cũng như những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng chống BLGĐ.

Tổ chức góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã- phường- thị trấn đối với người gây BLGĐ hoặc đưa ra xét xử lưu động các vụ án về BLGĐ xảy ra tại địa phương, góp phần kéo giảm số vụ BLGĐ trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, năm 2015 tỉnh có 151 vụ BLGĐ, đến năm 2016 đã giảm còn 89 vụ; chất lượng, số lượng gia đình văn hóa cũng tăng cao từng năm, với 246.193 gia đình văn hóa năm 2016, đạt tỷ lệ 94,02%, tăng 2.280 hộ so năm 2015.

Gia đình không bạo lực, mọi thành viên đều thương yêu, hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau là những phương pháp hữu hiệu nhất để hướng đến xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay bạo lực, đặc biệt là bạo lực tinh thần thường diễn ra âm thầm trong các gia đình học vấn cao là phần nhiều và rất cay độc, để lại hậu quả xấu rất lớn. Nhìn lại, những vụ tự vẫn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình tập trung rất nhiều ở các gia đình có kinh tế, tri thức thay vì ở các gia đình học vấn thấp. Đặc biệt với hình thức bạo lực tinh thần thì khó mà có thể thống kê được, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một người bị khủng hoảng về tinh thần còn kinh khủng hơn về thể xác. Theo thời gian, họ sẽ bị tổn hao cả thể xác lẫn tinh thần, sống khép kín, dễ thất bại.

MINH TRIẾT

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh