Thời gian qua, BCĐ Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) tổ chức, triển khai kịp thời, thực hiện tốt việc tuyên truyền về phát triển nghề CTXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và trật tự trị an trên địa bàn
Nghề công tác xã hội, một nghề mới mẻ, cần nhiều kỹ năng và tấm lòng nhân ái. |
Thời gian qua, BCĐ Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) tổ chức, triển khai kịp thời, thực hiện tốt việc tuyên truyền về phát triển nghề CTXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và trật tự trị an trên địa bàn.
Thực hiện Đề án 32, tỉnh đề ra mục tiêu tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng CTXH cho trên 200 lượt người hàng năm, xây dựng thí điểm 2 trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH để tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu, tư vấn và hướng dẫn giúp đỡ các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt cần bảo trợ.
Hướng đến mục tiêu này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu về nghề CTXH và tham gia tích cực hơn vào hoạt động này; chăm sóc giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.
Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cung cấp dịch vụ CTXH; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân,...
Theo thống kê, Vĩnh Long có hơn 79.000 người cao tuổi, hơn 10.000 người khuyết tật, trên 25.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trên 1.700 người nhiễm HIV, người nghiện ma túy được phát hiện.
Trong đó, có trên 13.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang được sự trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Nhờ xây dựng được mạng lưới cán bộ và cộng tác viên CTXH, đồng thời cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hoạt động CTXH, nên các đối tượng này được hỗ trợ kịp thời.
Tin, ảnh: SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin