Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Không sai nhưng phải thực tế

03:11, 15/11/2016

Một lần nữa vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu lại đang được các cơ quan quản lý nghiên cứu để đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào năm tới 2017. Và nếu được thông qua thì sẽ thực hiện vào năm 2020.

Một lần nữa vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu lại đang được các cơ quan quản lý nghiên cứu để đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào năm tới 2017. Và nếu được thông qua thì sẽ thực hiện vào năm 2020.

Nhìn trên diện rộng thì rất nhiều nước trên thế giới tuổi nghỉ hưu cao hơn ở Việt Nam và quỹ BHXH của họ khá ổn định. Xu thế hiện nay trên thế giới tuổi thọ trung bình đã tăng lên rất nhiều.

Vì vậy phải kéo dài thời gian làm việc nhiều hơn, dẫn đến tuổi nghỉ hưu cũng phải thay đổi theo hướng tăng, để làm sao sử dụng hiệu quả được lực lượng lao động, đặc biệt ở lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.

Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu không phải bây giờ mới được đề cập. Trên thực tế câu chuyện này đã được đưa ra từ nhiều năm trước, nhưng rồi một mặt chưa có nghiên cứu sâu và thật sự khoa học, mặt khác là chưa có được sự đồng thuận cao trong nhân dân đặc biệt là trong đội ngũ người lao động. 

Giờ đây, một lần nữa vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu lại đang được các cơ quan quản lý nghiên cứu để đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào năm tới 2017. Và nếu được thông qua thì sẽ thực hiện vào năm 2020.

Thực tế cho thấy, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng đã tăng lên so với trước đây, cùng với đó là nguy cơ dân số già cũng đã thấy rõ. Do vậy thiết nghĩ, mục đích của việc tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề cần đặt ra. 

Tăng tuổi nghỉ hưu cũng là để cân bằng quỹ BHXH, vì theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH thì hiện nay số người nghỉ hưu trước tuổi chiếm quá nửa tổng số người nghỉ hưu.

Thời gian đóng bảo hiểm ngắn, trong khi thời gian hưởng bảo hiểm lại quá dài dẫn đến mất cân đối. Mức đóng BHXH của ta hiện nay là 35% tiền lương, thu nhập và mức hưởng BHXH tối đa là 75%. Đây có thể xem là mức hưởng khá cao. Ở nhiều nước trên thế giới, mức hưởng BHXH chỉ từ 40-60%.

Phân tích như vậy, song nhìn kỹ vào thực tế, nền lương của ta thấp, do đó dù hưởng 75% thì đời sống của người nghỉ hưu cũng không vì thế mà được tăng cao đáng kể.

Nhưng ngay cả đời sống nghỉ hưu chưa được cải thiện, thì quỹ BHXH vẫn khó cân đối, bởi thời gian đóng bảo hiểm của ta từ trước tới nay qui định nam giới là 30 năm, nữ giới là 25 năm thì đã được hưởng lương hưu tối đa 75%.

Nếu ta cứ để mức như hiện nay thì không thể đảm bảo nguồn quỹ để chi. Vì lẽ đó, nếu vẫn muốn giữ mức hưởng 75% thì nam giới phải là 35 năm, nữ giới phải là 30 năm.

Những cái lý đó của nhà làm chính sách là không sai, là đúng với thực tế, chỉ có điều, nếu chỉ căn cứ vào những cái lý đó để tăng tuổi nghỉ hưu thì chưa thật sự thuyết phục và chưa thể tạo được sự đồng thuận cao.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu nếu có được thực hiện, mới chỉ dừng lại ở việc có lợi thế cho quỹ BHXH, mà chưa chắc đã có lợi cho ngân sách nhà nước.

Bởi: Lao động luôn gắn với năng suất và hiệu quả kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là ngày công, là thời gian lao động nhiều hay ít.

Một vấn đề rất đáng quan tâm nữa là quản lý và sử dụng quỹ BHXH như thế nào để có hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang sử dụng quỹ theo hướng vừa đầu tư vừa chi trả.

Đây là bài toán kinh tế nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ và khoa học. Thứ nữa, việc thu quỹ cũng còn nhiều bấp cập thiếu quyết liệt, chế tài luật pháp chưa đủ mạnh và công bằng. 

Chúng ta biết rằng hiện nay có hàng ngàn doanh nghiệp nợ quỹ BHXH với số nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Thậm chí có nhiều doanh nghiệp việc thu được BHXH là rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu là đúng, dù cho không làm bây giờ thì đến một lúc nào đó cũng phải làm. 

Tuy nhiên cách thức và lộ trình thực hiện như thế nào để vừa cân đối được quỹ bảo hiểm, lại vừa đảm bảo khai thác được sức lao động xã hội một cách hiệu quả hơn mà vẫn phải đảm bảo tính công bằng và thật sự khoa học.

Việc tăng tổi nghỉ hưu chỉ cần thiết khi có lợi cho phát triển và đảm bảo lợi ích, đời sống cũng như phát triển con người, phát triền nguồn lực lao động.

Một số chuyên gia cho rằng, trước mắt, nam giới thay vì về hưu lúc 60 tuổi thì có thể là 62 tuổi, nữ giới có thể đang từ 55 tăng lên 58 tuổi.

Sau này, khi điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam tốt lên, thể chất người Việt Nam tốt lên thì có thể, chúng ta sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. 

Ngay cả phương án đó thì cũng mới chỉ là tính toán về độ tuổi, về thời gian đóng BHXH và lộ trình tăng một cách thuần túy.

Điều quan trọng là khi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cần phải xem xét đến yếu tố sức khỏe, ngành nghề, điều kiện môi trường làm việc của người lao động. 

Trên thực tế khu vực lao động là cán bộ, công chức chắc chắn sẽ đồng thuận và dễ thực hiện hơn trong việc tăng tuổi nghỉ hưu. Nhưng thực chất việc sử dụng lao động có kinh nghiệm, chất xám này cũng chỉ cần một bộ phận nhỏ, chứ không phải là tất cả.

Qua thăm dò ý kiến của rất nhiều cán bộ, nhân viên trong ngành giáo dục, ngành y tế cho thấy có rất nhiều cán bộ nhân viên mong muốn được nghỉ hưu đúng tuổi như hiện nay hoặc thậm chí thấp hơn. Nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế ở vùng cao, vùng xa, thậm chí là cả khu vực thành phố.

Lý do là họ cảm thấy công việc vất vả dù nhìn bề ngoài có thể là nhàn nhã sạch sẽ, bên cạnh đó là thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều.

Vì vậy nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu thì sức khỏe không đảm bảo dẫn đến năng suất cũng như hiệu quả lao động không còn được như mong muốn. 

Đặc biệt là người lao động ở các ngành nặng nhọc, độc hại như: Xây dựng, Khác thác mỏ, Da giầy, May mặc, Cơ khí… Môi trường và điều kiện làm việc độc hại, áp lực công việc cao, thời gian làm viêc cũng như địa điểm làm việc không ổn định. Lao động ở những khu vực ngành nghề này thì lý tưởng nhất là độ tuổi từ 25 đến 45. 

Nếu tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 với nam 60 với nữ thì sẽ rất khó khăn bởi lúc ấy chân chùn, gối mỏi, mắt mờ, khả năng phản xạ kém, thao tác thiếu linh hoạt dẫn đến năng suất cũng như hiệu suất lao động kém, dễ bị mắc các bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ giảm sút nhanh, thời gian đau ốm tăng.

Khi năng xuất lao động giảm, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả và lẽ tất nhiên là ảnh hưởng đến vấn đề ngân sách Nhà nước.

Một vấn đề không kém quan trọng nữa đó là hiện nay số người trẻ thất nghiệp đang rất lớn. Sinh viên ra trường thiếu việc làm hoặc làm việc trái ngành nghề đào tạo là vấn đề xã hội nhức nhối.

Vì vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu cần được tính toán sao cho vừa khai thác tận dụng được chất xám, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ công chức, kỹ năng, tay nghề của đội ngũ công nhân lành nghề…Nhưng người giỏi vẫn làm việc, cống hiến, nhưng không làm mất chỗ, mất cơ hội việc làm cho lớp trẻ. 

Xét về mặt kinh tế thì lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường là 2,34; trong khi lương của người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu như hiện nay ít nhất cũng hơn 5,0 (gấp hơn 2-3 lần) nhưng hiệu suất, năng suất lao động chưa chắc đã bằng lớp trẻ.

Đấy là chưa nói đến cơ hội phát triển của người trẻ sẽ khó khăn, lãng phí nguồn lực lao động chất lượng cao, trong khi đó cũng khó tránh khỏi tư tưởng cực đoan dẫn đến các nảy sinh vấn đề tiêu cực trong xã hội...

Theo CAND

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh