Tác dụng quan trọng của kiếng chiếu hậu

05:10, 19/10/2016

Trong tham gia giao thông nói riêng hay tất cả các hoạt động, việc có tầm nhìn rộng, góc nhìn bao quát và có thể quan sát được nhiều hướng chính là mang lại an toàn và những quyết định hợp lý. 

Trong tham gia giao thông nói riêng hay tất cả các hoạt động, việc có tầm nhìn rộng, góc nhìn bao quát và có thể quan sát được nhiều hướng chính là mang lại an toàn và những quyết định hợp lý.

Nhiều người cho rằng để kiếng chiếu hậu sẽ bị vướng víu, vì vậy chỉ gắn những kiếng nhỏ không đủ tiêu chuẩn để đối phó. Ảnh: HÙNG HẬU
Nhiều người cho rằng để kiếng chiếu hậu sẽ bị vướng víu, vì vậy chỉ gắn những kiếng nhỏ không đủ tiêu chuẩn để đối phó. Ảnh: HÙNG HẬU

Nhiệm vụ duy nhất của kiếng chiếu hậu xe là giúp người lái quan sát từ phía sau. Quan sát từ phía sau sẽ giúp người lái biết được có xe vượt, qua đó nhường đường an toàn, tránh bị bất ngờ khi có xe vượt lên...

Ở Việt Nam, người đi môtô, xe máy, xe đạp điện không mấy quan tâm đến gương chiếu hậu, thậm chí có người còn cho rằng việc lắp kiếng chiếu hậu vào xe làm giảm đi độ “chất” của chiếc xe và người đi đường nghĩ mình mới “từ quê lên tỉnh”…

Nhưng họ không biết được rằng quan sát từ phía sau sẽ tránh được những tai nạn bất ngờ không hiếm gặp ở Việt Nam.

Ví dụ như khi bạn giảm tốc độ từ xa để dừng đèn đỏ, gặp sự cố hoặc để bảo đảm an toàn khi qua giao lộ, nhưng xe phía sau không muốn dừng và vẫn tiếp tục giữ tốc độ. 

Môtô có đầy đủ cả 2 kiếng chiếu hậu tạo điều kiện cho chúng ta có góc nhìn phía sau rộng hơn.Ảnh: HÙNG HẬU
Môtô có đầy đủ cả 2 kiếng chiếu hậu tạo điều kiện cho chúng ta có góc nhìn phía sau rộng hơn.Ảnh: HÙNG HẬU

Và khi bạn phanh để giảm tốc độ và dừng thì xe sau không kịp xử lý tốc độ, và va chạm, tai nạn xảy ra. Nếu có kiếng chiếu hậu, bạn sẽ biết được xe phía sau đang đi với tốc độ nhanh hơn mình, và đang có xu hướng không giảm tốc độ để qua đó bạn quyết định nhường cho xe sau, tránh được va chạm và bảo đảm an toàn.

Trường hợp khi bạn chuyển hướng hoặc quay đầu, nếu không có kiếng chiếu hậu, bạn sẽ phải quay người lại phía sau quan sát, lúc này phía trước mặt bạn sẽ là điểm mù.

Còn nếu có kiếng chiếu hậu, tất nhiên bạn chỉ cần liếc qua là biết có chướng ngại hoặc có ai đang đi sau phía mình định chuyển hướng không.

Nếu bạn không quan sát được phía sau, tất nhiên tai nạn sẽ xảy ra và bạn sẽ là người hứng chịu toàn bộ thiệt hại, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, cho dù bạn đi đúng luật.

Nếu có gương chiếu hậu, bạn đã có thể quan sát được chuyển động của chiếc xe, phản ứng của những xe phía sau và tránh sang một bên.

Bên cạnh đó ngoài tác dụng đảm bảo ATGT có kiếng chiếu hậu cũng khiến những tên cướp giật phải dè chừng.

Thực tế cho thấy, phần lớn những vụ giật túi, thường là do người bị hại không cẩn thận, đeo túi một bên vai, đặt túi ở phía trước xe mà không móc dây túi cẩn thận, hoặc ngồi phía sau xe và đặt túi ở giữa, không cầm dây và móc quai chắc chắn.

Một điểm đáng lưu ý, những tên cướp giật thường rình mò phía sau một thời gian, quan sát rất kỹ rồi mới hành động. Nếu bạn có kiếng chiếu hậu, bạn có thể biết được có xe theo sau mình.

Thậm chí, cho dù bạn không hề nhìn vào kiếng chiếu hậu, những tên cướp giật cũng chột dạ và không dám manh động bởi chúng luôn có cảm giác bị theo dõi qua kiếng chiếu hậu.

Thật vậy, khi có người gọi kiếng chiếu hậu là con mắt thứ ba của mình khi tham gia giao thông. Và bạn không thể vì bất cứ lý do gì để bao biện cho việc chiếc môtô của mình không có kiếng chiếu hậu.

Thế nào là kiếng chiếu hậu đạt tiêu chuẩn?

Quy chuẩn Việt Nam số 28/BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT- BGTVT ngày 1/12/2010 về kiếng chiếu hậu cho môtô, xe máy đã quy định, trong đó có những chi tiết có thể dễ dàng xác định mà không cần đo bằng phương tiện kỹ thuật như kiếng có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69cm2. Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm. Như vậy, kiếng chiếu hậu môtô, xe máy “tiêu chuẩn” là đáp ứng được các điều kiện trong quy chuẩn trên.

Để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hãy trang bị cho xe máy ít nhất là kiếng chiếu hậu bên trái, hoặc tốt hơn là cả 2 bên, để có tầm quan sát phía sau tốt nhất. Trên thực tế, kiếng chiếu hậu là một bộ phận hết sức quan trọng, nhiều khi còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bạn khi tham gia giao thông.

Xe máy không gương bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới quy định có đủ kiếng chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Tuy nhiên trên thực tế không khó để chúng ta nhận thấy có rất nhiều môtô, xe gắn máy đi trong tình trạng không có kiếng chiếu hậu.

Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ- CP ngày 26/5/2016 quy định: người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy “không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng” sẽ bị phạt tiền từ 80.000- 100.000đ.

Với lợi ích của kiếng chiếu hậu, nếu bạn đang đi xe không có kiếng chiếu hậu hoặc mang những loại kiếng mang tính chất đối phó nhiều hơn là sử dụng để quan sát phía sau thì hãy suy nghĩ lại từ lợi ích thiết thực của kiếng chiếu hậu, để chung tay đẩy lùi TNGT.

MINH TRUNG (Phòng CSGT)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh