Quan điểm hỗ trợ người nghèo không chỉ là cho"con cá" mà phải cho cái "cần câu" và yêu cầu mỗi người dân, mỗi tổ chức, địa phương đều phải nỗ lực vươn lên, quyết tâm thoát nghèo và làm giàu.
Quan điểm hỗ trợ người nghèo không chỉ là cho“con cá” mà phải cho cái “cần câu” và yêu cầu mỗi người dân, mỗi tổ chức, địa phương đều phải nỗ lực vươn lên, quyết tâm thoát nghèo và làm giàu.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giảm nghèo bền vững vừa qua.
Hình thức cho mượn bò cái giống của Đài THVL giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo bền vững. |
Cả nước giảm 10% hộ nghèo
Theo BCĐ Trung ương về giảm nghèo bền vững, cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước theo chuẩn cũ là 4,25%. Như vậy, trong 5 năm từ 2011-2015, cả nước giảm được gần 10% hộ nghèo. Còn tỷ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo nhất cả nước thì đã giảm được từ 58,33% xuống còn 28%.
Đánh giá chung, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 đạt theo kế hoạch Quốc hội đề ra, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình cũng giúp cải thiện cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn; củng cố lòng tin của dân với Đảng, Nhà nước.
Song, ở nhiều huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm gần 2/3 dân số. Hiện hơn một nửa hộ nghèo là dân tộc thiểu số, nếu tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016- 2020, Việt Nam có 2,23 triệu hộ nghèo (chiếm 9,88% tổng số hộ) và hơn 1,23 triệu hộ cận nghèo (5,22%).
Ngoài ra, đời sống của một bộ phận dân cư có thu nhập sát ngưỡng nghèo cũng bấp bênh, chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh là có nguy cơ quay trở lại cảnh nghèo đói bất cứ lúc nào.
Một mặt khẳng định thành tích giảm nghèo của nước ta trong 5 năm qua là rất lớn, cơ bản, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra những thách thức và khó khăn mà công tác giảm nghèo cần vượt qua, đó là tỷ lệ tái nghèo còn cao.
“Còn tình trạng xác nhận hộ nghèo luân phiên ở một số địa phương, rồi có nơi kê khai nhầm chỗ, một số cán bộ địa phương còn lạm dụng nhất định về chính sách về giảm nghèo làm ảnh hưởng đến niềm tin, ý nghĩa của công cuộc này. Ví dụ, cán bộ có thu nhập mà lại kê là người nghèo. Hiện tượng này dù ít nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ”- Thủ tướng chỉ rõ.
“Cả nước chung tay vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Giai đoạn 2016- 2020, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều. Nếu các mục tiêu đưa ra được thực hiện thành công thì đến hết nhiệm kỳ này, số hộ nghèo của cả nước sẽ giảm hơn phân nửa so với hiện nay.
Mặc dù đây là những mục tiêu khó, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đồng thời cũng là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc.
Vĩnh Long phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giảm nghèo bền vững. Trong ảnh: Lao động được tư vấn làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng. |
Thủ tướng cho rằng, điều này đòi hỏi cả nước phải chung sức đồng lòng; theo đó cần tuyên truyền để xã hội vì người nghèo, quan tâm đến người nghèo nhưng cũng cần tuyên truyền để người nghèo nâng cao tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo bền vững chứ không nên nhận hỗ trợ mãi.
Một dân tộc, một địa phương phải có tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo nhưng đặc biệt phải tập trung cao hơn ở lõi nghèo thuộc đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng xa,...
Các địa phương phải đặt mục tiêu giảm nghèo trong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời, trong phát triển phải bảo vệ môi trường vì trên thực tế, thực trạng biến đổi khí hậu đến sớm hơn dự báo, thảm họa môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã làm nhiều hộ tái nghèo.
Về vấn đề nguồn lực của chương trình, Thủ tướng yêu cầu bố trí đủ ngân sách đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chung tay hỗ trợ người nghèo giảm nghèo bền vững.
Với chủ đề “Cả nước chung tay vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau” tại hội nghị, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động đợt vận động nhắn tin ủng hộ vì người nghèo trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Theo đó, bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/10 đến hết 24 giờ ngày 30/11, người ủng hộ nhắn tin theo cú pháp: VNN gửi 1409 để góp 15.000đ vào quỹ Vì người nghèo trên mỗi tin nhắn. Tổng đài không hạn chế số lượng tin nhắn.
Ngay tại cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng BCĐ giảm nghèo quốc gia cùng nhắn tin để ủng hộ người nghèo. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nếu chỉ cần 1/3 dân số Việt Nam nhắn tin ủng hộ thì sẽ có thêm nhiều nguồn lực giúp người nghèo.
|
Tại Vĩnh Long, trong 5 năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với người nghèo, người cận nghèo. Công tác thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai đồng bộ kịp thời, đúng đối tượng.
Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7,8%, bình quân giảm 1,56%/năm (đầu năm 2011 toàn tỉnh có 10,23%, đến tháng 11/2015 còn 2,43%, đạt chỉ tiêu so Nghị quyết đề ra giảm 1,2%). |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin