Đó là tổng số lao động nông thôn tại huyện Mang Thít có nhu cầu cần được đào tạo nghề từ nay đến cuối năm 2016. Các ngành nghề chủ yếu là: may công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nhân xây dựng.
Đó là tổng số lao động nông thôn tại huyện Mang Thít có nhu cầu cần được đào tạo nghề từ nay đến cuối năm 2016. Các ngành nghề chủ yếu là: may công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nhân xây dựng.
Thời gian gần đây, huyện Mang Thít đã xây dựng được mô hình đào tạo nghề gắn kết với địa chỉ. |
Đầu năm đến nay, toàn huyện đã mở 27 lớp đào tạo nghề cho 475 lao động nông thôn. Các học viên sau khi học xong lớp tiểu thủ công nghiệp được giới thiệu việc làm tại các cơ sở gần nơi sinh sống. Đối với lớp chăn nuôi bò, ngoài một số học viên có sẵn bò chăn nuôi, tự mua bò hoặc được hướng dẫn hỗ trợ vay vốn.
Bên cạnh, còn có 25 lao động được doanh nghiệp may nhận vào làm việc; 18 học viên lớp công nhân xây dựng, sau khi được đào tạo đã tự tìm việc làm ổn định tại địa phương và có khả năng vượt khó vươn lên, mức thu nhập công nhân lành nghề tương đối ổn định (180.000- 200.000 đ/người/ngày).
Theo ông Trần Thanh Huệ- Phó Chủ tịch UBND huyện, để làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời, tăng cường phối kết hợp để tuyên truyền về học nghề, quảng cáo chiêu sinh, phối hợp với các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ giúp cho người lao động thuận lợi trong việc nhận hàng làm gia công tại nhà.
Tin, ảnh: NGUYỄN XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin