Ẩn họa của rượu, bia đối với ATGT

08:09, 21/09/2016

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ rượu, bia cao trên thế giới.

 

Để giữ trật tự ATGT, đảm bảo “tính mạng con người là trên hết”, Ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu các địa phương xuyên suốt chỉ đạo kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông.
Để giữ trật tự ATGT, đảm bảo “tính mạng con người là trên hết”, Ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu các địa phương xuyên suốt chỉ đạo kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ rượu, bia cao trên thế giới.

Mức tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam bình quân đầu người (trên 15 tuổi) đã tăng từ 1,6 lít rượu và 10,4 lít bia năm 2000 lên 6,6 lít rượu và 32 lít bia năm 2015. Và rượu bia cũng là nguyên nhân gây TNGT lớn nhất ở Vĩnh Long.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu, bia. Tình trạng say rượu, bia khiến người điều khiển phương tiện không kiểm soát được hành vi dẫn đến gây tai nạn và thương vong trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng.

Hơn nữa, hậu quả của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản. Qua tìm hiểu ở một số bệnh viện, có tới 60% số ca cấp cứu do TNGT có liên quan đến sử dụng rượu, bia.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tùy vào từng mức độ sử dụng rượu, bia sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông.

Cụ thể, với nồng độ cồn ở mức 0,05 mg/l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1 mg/l khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; nếu với nồng độ 0,2 mg/l khí thở, người điều khiển dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng.

Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân…

Cũng theo nghiên cứu của Tổ chức WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ôtô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Tác hại của rượu, bia vô cùng lớn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì lẽ, rượu, bia làm giảm khả năng tập trung và khả năng nhận biết đối phó với các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện, làm giảm phản xạ của người điều khiển phương tiện.

Người điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng bởi rượu, bia thường có khuynh hướng dễ bốc đồng vi phạm quy tắc giao thông như điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo, đèn tín hiệu giao thông là những lỗi trực tiếp gây ra TNGT.

Xét về góc độ sinh học, khi đã sử dụng rượu, bia người điều khiển phương tiện dễ ngủ gật, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống kém, làm tăng nguy cơ gây ATGT. Qua thực tế cho thấy, các vụ va quẹt ATGT thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đến 14 giờ và từ 21 giờ đến 0 giờ hầu hết đều liên quan đến rượu, bia.

Một thói quen “vô thức” của nhiều người Việt Nam là uống xong vẫn lái xe. Và hậu quả tất yếu của hành vi này là những vụ TNGT.

Pháp luật về giao thông của Việt Nam nghiêm cấm người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy nồng độ cồn không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền, tạm giữ giấy phép lái xe.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 6 tháng đối với trường hợp lái ôtô vi phạm về nồng độ cồn.

Trường hợp say rượu, bia điều khiển phương tiện gây TNGT, tùy theo tính chất và mức độ thiệt hại, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều người uống rượu, bia say xỉn đến mất kiểm soát chức năng nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện thì không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Nhiều người uống rượu, bia say xỉn đến mất kiểm soát chức năng nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện thì không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

Điều khiển phương tiện trong khi uống rượu, bia quá mức cho phép là loại vi phạm rất nghiêm trọng vì đã mất kiểm soát với phương tiện, uy hiếp an toàn của người khác, và an toàn của chính bản thân người điều khiển phương tiện. Loại vi phạm này có thể gây nên những hậu quả rất lớn, từ tổn thất về tài sản đến thương vong thậm chí chết người bất cứ lúc nào.

Phần lớn các nước trên thế giới coi đây là loại tội phạm, và do đó có thể áp dụng các giải pháp đối với tội phạm để xử lý (phạt/tịch thu/tù giam) với mức phạt rất nặng.

Giải pháp phạt vi phạm nồng độ cồn thường phụ thuộc vào mức độ vi phạm. Mức độ nồng độ cồn thường được đưa vào các nhóm với dải giá trị nhất định, mức độ vi phạm càng lớn thì số lượng hình phạt và mức phạt càng tăng.

Các giải pháp có thể được sử dụng: phạt tiền/phạt điểm trên bằng lái/buộc tham gia chương trình huấn luyện đặc biệt cho người có hành vi lái xe nguy hiểm/treo hoặc tịch thu bằng lái/buộc lắp đặt thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe/tịch thu phương tiện và phạt tù...

Để đảm bảo ATGT, đảm bảo tính mạng, tài sản của chính mình và của người khác và tránh bị xử phạt vi phạm hành chính, mọi người hãy nhớ “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”!

Bài, ảnh: MINH TRUNG- ĐÔNG BÌNH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh