Lái xe: "lắng nghe" sức khỏe mình

01:07, 20/07/2016

Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Cơ quan chức năng đã mổ xẻ tìm nguyên nhân gây tai nạn nhưng có một nguyên nhân thường ít được quan tâm, đó là sức khỏe không đảm bảo của các tài xế.

Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Cơ quan chức năng đã mổ xẻ tìm nguyên nhân gây tai nạn nhưng có một nguyên nhân thường ít được quan tâm, đó là sức khỏe không đảm bảo của các tài xế.

Lái xe cần khám sức khỏe định kỳ và lái xe không vượt quá thời gian quy định.
Lái xe cần khám sức khỏe định kỳ và lái xe không vượt quá thời gian quy định.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc. Đối với lái xe, sức khỏe, tinh thần tốt là tiêu chí hàng đầu để đảm bảo ATGT.

Để cải thiện ATGT đường bộ thì ngăn chặn lái xe đang trong tình trạng đau ốm có ý nghĩa rất quan trọng.

Lái xe ốm đau làm giảm khả năng lao động, thường dẫn đến sai sót và TNGT. Người lái xe đều biết rằng, điều khiển phương tiện trong tình trạng ốm đau là không an toàn, tuy nhiên vẫn còn trường hợp các lái xe sức khỏe không ổn định vẫn điều khiển phương tiện, lý do đơn giản nhất là "cơm, áo, gạo, tiền" (không tính tới những trường hợp đặc biệt khác).

Theo nghiên cứu về kỹ năng lái xe và ATGT của TS. Phạm Phi Thường: Giảm khả năng làm việc và kết quả dẫn đến sai sót của lái xe trong khi điều khiển phương tiện thường xảy ra khi mắc các bệnh cấp tính và mãn tính.

Đối với các bệnh cấp tính thường gặp nhất là cảm cúm, viêm đường hô hấp và rối loạn đường tiêu hóa. Khả năng làm việc lúc này suy giảm không chỉ thể hiện ngay lúc bệnh mà thể hiện lúc mới và trong giai đoạn hồi phục.

Đặc biệt nguy hiểm hơn là sự suy giảm đột ngột tình trạng sức khỏe dẫn đến bất tỉnh hoặc có biểu hiện trong cơn đau dữ dội.

Đột ngột mất ý thức xảy ra ở những bệnh nhân bị động kinh và tiểu đường. Đau không chịu nổi trong tim thường xảy ra khi bị nhồi máu cơ tim cấp tính.

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, lái xe thậm chí không thể dừng xe. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính xuất hiện bởi chấn thương tâm lý trầm trọng, căng thẳng thần kinh hoặc thể chất kéo dài sự mệt mỏi.

Do đó, lái xe bị bệnh tim mạch mãn tính nên tránh để quá tải về thể chất và tinh thần.Người lái xe cần biết rằng, khả năng lái xe liên tục phụ thuộc vào chính bản thân mình. 

Vì vậy, đối với lái xe đường dài người ta thường đề xuất cho nghỉ giải lao ngắn khi làm việc và nghỉ ngơi dài với bữa ăn. Việc tổ chức chế độ làm việc và nghỉ ngơi của lái xe phụ thuộc vào rất nhiều sự tính toán khả năng làm việc và trạng thái thể chất của người lái xe.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định thời gian làm việc của lái xe: Trong một ngày, thời gian làm việc của lái xe không được quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

Điều này khẳng định, những lái xe cần phải có thời gian nghỉ ngắn và thời gian nghỉ dài trong khi làm việc và sau khi làm việc để phục hồi sức khỏe và trong khi nghỉ ngơi cần có bữa ăn thích hợp để tái tạo năng lượng. Khi đã phục hồi sức khỏe mới đủ tỉnh táo để làm việc, bảo đảm ATGT.

Thông tư 24/TTLT-BYT-BGTVT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe và khám sức khỏe định kỳ với người lái ôtô cũng nhằm bảo đảm người lái xe phải có sức khỏe ổn định nhất định. Thông tư quy
định rõ:

Trách nhiệm của người lái xe: Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.

Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.

Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sở giao thông vận tải các tỉnh- thành trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động lái ôtô: Sử dụng lái xe bảo đảm sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định tại thông tư này. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái ôtô thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất theo quy định tại thông tư này. Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của lái xe theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra y tế để phát hiện kịp thời những người có tình trạng sức khỏe không được phép lái xe có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện ATGT đường bộ.

Đặc biệt là cần kiểm tra y tế trước chuyến đi xa của lái xe. Những đơn vị vận tải cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe lái xe để hạn chế tối đa TNGT.

Việc kiểm tra sức khỏe trước chuyến đi nhằm xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và có thể chẩn đoán được sức khỏe quá trình vận chuyển để có thể điều trị sớm, có hiệu quả hơn khi có bệnh.

Hy vọng các lái xe biết "lắng nghe" sức khỏe của chính mình và quyết định có nên cầm vô lăng khi sức khỏe không ổn định để giữa an toàn cho mình và nhiều người khác.

Các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải cũng nên nhắc nhở, theo dõi tình trạng của lái xe để nhắc nhở lái xe kiểm tra sức khỏe khi có dấu hiệu khác thường để đảm bảo ATGT, tránh những thiệt hại đáng tiếc.

Bài, ảnh: HẠNH UYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh