Đưa toàn bộ số vắc xin bại liệt (tOPV) đang biệt trữ tại kho bảo quản các đơn vị ra khỏi dây chuyền lạnh; lập hội đồng tiêu hủy vắc xin tOPV trong tiêm chủng mở rộng; tiêu hủy toàn bộ vắc xin tOPV theo hướng dẫn do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành.
Đưa toàn bộ số vắc xin bại liệt (tOPV) đang biệt trữ tại kho bảo quản các đơn vị ra khỏi dây chuyền lạnh; lập hội đồng tiêu hủy vắc xin tOPV trong tiêm chủng mở rộng; tiêu hủy toàn bộ vắc xin tOPV theo hướng dẫn do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành.
Đây là yêu cầu của Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với các đơn vị: trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin sinh phẩm y tế, dự án tiêm chủng mở rộng các khu vực, các trung tâm y tế dự phòng về việc tiêu hủy vắc xin bại liệt uống 3 tuýp tOPV.
Tùy điều kiện từng địa phương, các đơn vị có thể hủy vắc xin này theo 1 trong 2 cách: bất hoạt vắc xin tOPV bằng cách đun sôi trong 30 phút và tiêu hủy theo quy định đối với rác thải y tế; thiêu đốt lọ vắc xin tOPV trong lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường có nhiệt độ từ 1.100OC trở lên.
Vắc xin tOPV đã được triển khai từ năm 1985 cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nhờ uống vắc xin tOPV đạt tỷ lệ cao trên toàn quốc trong tiêm chủng thường xuyên và trong các chiến dịch cho trẻ dưới 5 tuổi mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000.
Tuy nhiên, vắc xin tOPV là vắc xin sống (vắc xin chứa các thành phần vi rút bại liệt được làm suy yếu) có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ vi rút biến đổi, nhân lên trong đường ruột, đào thải qua phân ra môi trường và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng nên phải hủy.
TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin