Theo Quy hoạch Quản lý chất thải rắn (CTR) giai đoạn 2011- 2020 (tầm nhìn đến năm 2030), 100% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị sẽ được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó, 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Theo Quy hoạch Quản lý chất thải rắn (CTR) giai đoạn 2011- 2020 (tầm nhìn đến năm 2030), 100% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị sẽ được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó, 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Theo ông Đào Thanh Liêm- Giám đốc Công ty TNHH 1TV Công trình công cộng Vĩnh Long: Tỷ lệ CTR đô thị thu gom tăng lên hàng năm: năm 2011: 81%, năm 2015: 86%, năm 2016: 87%.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, đã tổ chức lấy rác vào ban đêm, thu gom rác theo giờ ở các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9. Tuy nhiên, hiện quy trình xử lý rác còn đơn giản: rác được chôn lấp và phun chế phẩm sinh học EM để xử lý mùi hôi tại bãi rác.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện ở một số nơi trong nội ô dù có tổ chức thu gom rác tận nhà nhưng vẫn còn trường hợp người dân để rác không đúng nơi quy định (quăng rác bừa bãi xuống sông, để rác bên ngoài thùng rác...) gây ảnh hưởng mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Thậm chí, có nơi, người dân còn thói quen đốt rác. Do CTR thông thường và CTR nguy hại được “trộn chung” (chưa được phân loại tại nguồn) nên tất nhiên, mức độ ô nhiễm vì vậy càng tăng lên gấp nhiều lần.
Dì Phan Thị Chính (Phường 8- TP Vĩnh Long) nói: “Khu dân cư tui ở có thùng rác có nắp đậy hẳn hoi nhưng nhiều người vẫn quăng rác ra bên ngoài không đậy kín nên nắng lên là bốc mùi, ruồi nhặng bu đầy. Chưa kể, nhiều người quét nhà, quét sân có bọc ny lông còn gom lại đốt, rất hôi!”
|
Đối tượng của quy hoạch: CTR sinh hoạt đô thị và điểm dân cư nông thôn; CTR công nghiệp; CTR y tế; CTR xây dựng; CTR làng nghề; CTR thương mại- du lịch; CTR từ các khu công cộng và nguy hại. Trong đó, đến năm 2030, 90% CTR xây dựng, thương mại- dịch vụ, công cộng phát sinh tại đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường (có tái chế, tái sử dụng); 100% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại nguồn… |
Theo dự báo, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 khoảng 240 tấn/ngày. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 4 khu xử lý CTR tập trung xử lý CTR thông thường và CTR nguy hại.
CTR sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển theo quy định. Riêng với TP Vĩnh Long và các thị xã, thị trấn, huyện lỵ, quy trình thu gom thủ công kết hợp với cơ giới. Thu gom chất thải hữu cơ theo giờ để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với CTR còn lại sẽ thu gom cách ngày với rác hữu cơ. Các công trình công cộng như: chợ, trung tâm thương mại… phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết CTR để xe thu gom theo định kỳ. Dẹp bỏ các điểm tập kết rác hiện hữu gây ô nhiễm môi trường ở các đô thị, nhất là TP Vĩnh Long.
Bên cạnh, các hộ dân đặt sẵn túi rác trước nhà và xe thu gom theo lộ trình. Trên các tuyến đường chính, rác được thu gom đưa lên xe cùng với rác đường phố.
Trong hẻm, có thể sử dụng xe đẩy tay để thu gom, đưa đến điểm tập kết rác để xe cơ giới vận chuyển đến khu xử lý. Song song đó, tại các khu vực thí điểm phân loại rác tại nguồn như TP Vĩnh Long, trang bị các thiết bị lưu chứa có kích cỡ phù hợp, đảm bảo mỹ quan, bố trí ở các khu vực phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, có nhãn và màu sắc khác biệt để người dân phân loại.
Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt bao gồm: công nghệ chế biến phân hữu cơ; đốt; chôn lấp hợp vệ sinh; tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong CTR sinh hoạt; các công nghệ khác thân thiện môi trường.
Theo đó, giai đoạn 2016- 2020, tiếp tục nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR (mua thêm thiết bị, xã hội hóa công tác thu gom…).
Bên cạnh, thực hiện phân loại CTR tại nguồn (xây dựng các chương trình khuyến khíchngười dân tham gia; thực hiện phân loại tại các đô thị lớn). Đồng thời, nâng cao năng lực xử lý CTR (đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu liên hợp xử lý CTR Hòa Phú, xây dựng các khu xử lý vùng huyện…).
Theo đó, trong giai đoạn này, đầu tư, xây dựng hoàn thiện các khu xử lý liên huyện đạt tiêu chuẩn; mở rộng phân loại CTR tại nguồn tại nội ô TP Vĩnh Long, TX Bình Minh và nội ô một số đô thị khác; khuyến khích đầu tư các công nghệ tái chế, tái sử dụng CTR…
Theo Sở Xây dựng tỉnh, nhu cầu vốn triển khai theo quy hoạch ước khoảng hơn 1.197 tỷ đồng. Quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng hướng đến phát triển bền vững.
ĐẾN NĂM 2020 |
Quy hoạch 4 khu xử lý CTR tập trung
Theo quy hoạch quản lý CTR giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 4 khu xử lý CTR tập trung.
Cụ thể, khu xử lý liên hợp cấp tỉnh tại xã Hòa Phú (Long Hồ) rộng khoảng 40- 50ha, công suất 600- 700 tấn/ngày. Chức năng: xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp cho TP Vĩnh Long, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình; xử lý CTR nguy hại toàn tỉnh; xử lý CTR y tế cho TP Vĩnh Long, Long Hồ. Bên cạnh, quy hoạch khu xử lý liên huyện: khu xử lý huyện Bình Tân, diện tích 10- 15ha, công suất 200- 300 tấn/ngày. Xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp cho Tam Bình, TX Bình Minh và Bình Tân.
Đồng thời, quy hoạch 2 khu xử lý cấp huyện xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp không nguy hại cho các huyện, gồm: khu xử lý huyện Vũng Liêm và khu xử lý huyện Trà Ôn, diện tích 4- 8 ha/khu, công suất xử lý 100- 150 tấn/ngày. NAM ANH |
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin