Kỳ 4: Sống thiếu nghĩa tình

05:05, 17/05/2016

Lối sống thực dụng, những thói hư tật xấu, suy nghĩ lệch lạc... đã "tràn vào" sân trường và chúng như loại virus gấm nhấm, hủy hoại những tâm hồn còn non trẻ. Chưa bao giờ tình nghĩa thầy trò, tình bạn đẹp đẽ tuổi hoa niên, lại dễ dàng bị chà đạp đến thế, ở đất nước vốn tự hào về truyền thống "tôn sư, trọng đạo".

Lối sống thực dụng, những thói hư tật xấu, suy nghĩ lệch lạc... đã “tràn vào” sân trường và chúng như loại virus gấm nhấm, hủy hoại những tâm hồn còn non trẻ. Chưa bao giờ tình nghĩa thầy trò, tình bạn đẹp đẽ tuổi hoa niên, lại dễ dàng bị chà đạp đến thế, ở đất nước vốn tự hào về truyền thống “tôn sư, trọng đạo”.

Điều gì đang xảy ra và vì sao nên nỗi?.

Còn đâu đạo nghĩa thầy trò!

Theo vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD- ĐT) Ngũ Duy Anh, thì đối với học sinh phổ thông, khi nhân cách các em đang trong quá trình hình thành, phát triển, có thể phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Các vấn đề tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống khá phổ biến như căng thẳng trong học tập, sự lúng túng trong định hướng nghề nghiệp…

Gia đình là nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ em. (Ảnh của Vinh Hiển)
Gia đình là nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ em. (Ảnh của Vinh Hiển)

Ths. Bùi Văn Lượm- Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục tỉnh Vĩnh Long: Lứa tuổi THCS và THPT có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, các em muốn khẳng định mình và tìm kiếm các giá trị bản thân.

Số lượng và mức độ các vụ gây hấn học sinh ngày càng tăng: Năm 2008, học sinh ở Trà Ôn giết bạn lấy tiền chơi game; năm 2012 học sinh Bình Minh lấy dao đâm bạn vì mâu thuẫn nhỏ,…

Thầy Nguyễn Quốc Trung Nhơn- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Vĩnh Long) từng tâm sự, nhiều lứa học trò luôn xem thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của mình.Nhưng cũng có nhiều em thể hiện thái độ xem thường người thầy, nhất là ở các trường trung học, khi các em đã có nhận thức và sự giao thoa, ảnh hưởng của xa hội đối với bản thân mình.

“Từ việc gặp không chào hỏi, thầy cô dạy bảo cũng không nghe và tỏ thái độ bất cần rất nhiều trong học đường hiện nay.Vai trò của người thầy cũng từ đó mà mờ nhạt”.

Trò chuyện với một giáo viên Trường THPT Trưng Vương (TP Vĩnh Long) thì được biết, một bộ phận không nhỏ ngày nay rất khó quản lý, nhất là khi gia đình phó mặc cho nhà trường, thầy cô. “Các em không học tốt, thầy cô có thể quản lý.

Nhưng khi tính cách tiêu cực, thầy cô chỉ có thể quan tâm trong nhà trường, còn ra khỏi cổng thì xem như… bó tay. Hiện nay, xuất hiện tình trạng khi là rầy các em trong trường, có em còn chỉ thẳng mặt người thầy mà nói: Ra đường còn gặp nữa!”. Cũng đủ thấy bản tính tiêu cực của một bộ phận học trò…

Học sinh coi thường thầy cô và cũng có số ít thầy cô chưa xứng đáng đứng trên bục giảng. Đó là chuyện bất nghĩa của học trò và thiếu đạo đức nghề nghiệp của người thầy. Đáng buồn là những chuyện như vậy giờ đây không còn là điều hiếm hoi nữa.

Có ý kiến cho rằng, một xã hội phát triển quá nhanh nhưng thiếu nền tảng văn hóa, giáo dục vững chắc thì một bộ phận người dân, con em chúng ta sẽ có những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc. Trách nhiệm, trước hết cũng cần xem xét từ phía giáo dục gia đình.

Tránh “gieo mầm” lệch lạc

Chúng tôi từng chứng kiến cảnh cãi vả và xuýt lao vào nhau “ăn thua đủ” của hai bà mẹ, đi đón con trước cổng trường tiểu học ở Phường 5, TP Vĩnh Long; nguyên nhân chỉ vì lời qua tiếng lại về “con chị, con tôi” ai giỏi hơn ai?.

Đó chỉ là câu chuyện cá nhân, nhưng nó xuất phát từ nguyên nhân sâu xa, đã hình thành nên lối suy nghĩ, cách sống của một bộ phận phụ huynh ngày nay. Đó là lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ đã “gieo mầm” lệch lạc vào những tâm hồn thơ trẻ.

Việc bắt con lúc nào cũng phải giỏi, phải thành đạt, phải “hơn” người khác, vô tình tạo nên những áp lực tai hại.

Nhà trường là nơi ươm mầm cho trẻ phát triển trí tuệ, tài năng sau này.
Nhà trường là nơi ươm mầm cho trẻ phát triển trí tuệ, tài năng sau này.

Trong lần được nghe tâm sự của một số thầy cô ở Mang Thít, các em bây giờ hành động dễ bộc phát lắm, như để chống đối việc cha me bắt phải học hành nghiêm túc, phải thi vào một trường đại học, thì trước ngày thi một nhóm mười mấy em rủ nhau bỏ nhà đi, đến 2 tuần sau mới về. Cha mẹ cũng chẳng ai dám rầy la, vì sợ... mấy đứa đi nữa thì khổ.

Còn có một số học sinh “ngoan” hơn, thì chống đối bằng cách vào phòng thi nhưng chẳng thèm viết chữ nào, cứ để giấy trắng cho... chắc ăn là 0 điểm.

Đáng buồn hơn là việc học sinh sớm sa vào ăn chơi, bỏ bê học hành. Ngày nay, hình ảnh của những nhóm bạn trẻ còn tuổi vị thành niên có cả nam, nữ, nhưng cùng “nốc” rượu bia ầm ầm chẳng kém cạnh ai.

Có ai biết, sau những chầu nhậu bất kể đó, những cái đầu non trẻ đang phừng phừng độ cồn ấy sẽ có những hành động gì?.Chuyện học sinh yêu sớm dẫn đến những hậu quả khôn lường, giờ không còn hiếm nữa. Em P.T.T.T ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Lộc,(Tam Bình), khi đang học lớp 9 trường THCS Hòa Phú, thay vì tích cực ôn tập để thi chuyển cấp, thìT lại lao vào tình yêu mù quáng.

TS Chu Văn Yêm, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cho biết trên cở sở báo cáo của 30 Sở GD- ĐT và kết quả khảo sát tại 7 tỉnh thành đối với 300 giáo viên, 1.400 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Có tới 39% giáo viên cho rằng môn Giáo dục công dân là môn phụ, 52% nhận xét môn học này chưa được quan tâm đúng mức. Báo cáo còn cho biết có đến 40% ý kiến thừa nhận phương pháp dạy đạo đức- giáo dục công dân chưa phù hợp.

Hậu quả là T đã có thai đành phải nghỉ học. Thầy X giáo viên trường THCS Hòa Phú cho biết khi hay tin chuyện này nhà trường hết sức bất ngờ, mặc dù nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giới tính và nhiều lần nhắc nhở các em phải chuyên tâm học tập nhưng các em vẫn “vượt rào”.

Hay trường hợp của T.N thì học lớp 9 và Đ học lớp 11, cùng là học sinh trường cấp II- III Phú Quới.Không biết xử trí ra sao khi lỡ ăn “trái cấm” và kết quả là cái thai trong bụng T.N cứ lớn dần lên.

Sự việc vở lởT.N và Đ đều nghỉ học, gia đình hai bên cũng đành chấp nhận cho họ sống như vợ chồng. Theo thống kê sơ bộ củaTrường TH cấp II- III Phú Quới thì có khoảng 30% học sinh cả năm và nữ chửi thề, nhiều học sinh ăn mặc hở hang,… mặc quần đùi cả khi đi lễ hội.

Có những năm có nhiều học sinh vi phạm bị đưa ra hội đồng kỷ luật như 2010- 2011 có 89 học sinh; năm 2013- 2014 có 54 học sinh.

Chưa kể những suy nghĩ, hành vi biến thái, bệnh hoạn, sự phạm tội đến nhẫn tâm, lạnh lùng... của một số cô cậu học sinh ngày nay.

Không quan tâm vun bồi cho trẻ em những đức tính tốt, biết nhận thức và tôn trọng những những giá trị đạo đức căn bản, những mối quan hệ, tình cảm, tình nghĩa trong gia đình đến ngoài xã hội, thì quá trình trưởng thành và hình thành tính cách cũng sẽ khá chông chênh.Các em cần được yêu thương và cần được dạy cách yêu thương, sẻ chia với người khác.

Các bậc cha mẹ nên hướng con cái theo cái đạo lý: “Tiên học lễ, hậu học văn”; bởi nếu có thành tài đi chăng nữa mà, chẳng thành người tốt thì chưa hẳn là cái phúc của gia đình và niềm vui của xã hội.

Nhà thơ Nguyễn Duy có câu thơ rất hay nói về tình mẫu tử: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Đó cũng là một phần quan trọng trong cách nuôi dạy con cái tự bao đời nay của những người mẹ Việt Nam, mà có lẽ giờ đây không còn mấy ai quan tâm nữa. Nuôi con đủ đầy vật chất, nhưng nếu thiếu đi sự chăm chút phần “hồn”, những đứa trẻ sau này lớn lên sẽ ra sao?.

Kỳ cuối: Văn hóa, con người Việt Nam

Bài, ảnh: Nhóm PV

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh