Hàng năm, Chính phủ dành ra nguồn ngân sách rất lớn đầu tư cho hệ thống giao thông, những công trình cầu, đường hiện đại đã và đang tiếp tục được triển khai trên khắp vùng miền của đất nước.
Hàng năm, Chính phủ dành ra nguồn ngân sách rất lớn đầu tư cho hệ thống giao thông, những công trình cầu, đường hiện đại đã và đang tiếp tục được triển khai trên khắp vùng miền của đất nước.
Ngược lại, thì tai nạn giao thông (TNGT) “đủ kiểu” mà phần lớn do ý thức con người gây ra, đã đến mức báo động đỏ. Người dân phập phồng, bất an khi tham gia giao thông, khi đi bộ; ngay cả khi... nằm ngủ trong nhà cũng có thể chết vì tại nạn giao thông.
Một vụ tai nạn giao thông trên cầu Cái Côn. Ảnh Dương Thu |
Nhanh một phút, chậm cả đời
Muốn biết giao thông phức tạp thế nào, cứ đứng ở đèn giao thông. Khi đồng hồ giây còn 3s nữa mới chuyển sang màu xanh, các xe đã chạy dần. Cả hai bên đường đều chạy thật nhanh qua đèn đỏ như sợ 1 giây đi muộn sẽ là mất mát lớn lao lắm.
Đó là nguyên nhân mà ngay các ngã tư, ngã ba có rất nhiều màu sơn trắng của công an giao thông. Cũng tại các nơi giao nhau này, người quẹo phải cũng khó lòng quẹo phải vì người đi trước đã đậu xe ngay lối rẽ rồi.
Trả lời về hành động trên, một sinh viên tỉnh bơ: Ai cũng vậy có phải mình em đâu, em không đậu đó cũng có người khác hà. Ai tới trước thì đậu trước chớ!.
Một trong những cách mà thanh niên tỏ ra mình nổi bật là chạy xe lạng lách, rú ga, phóng nhanh trước đám đông. Những câu lạc bộ, nhóm xe giống nhau như: nhóm xe exciter, cup 80,… không chỉ có chung sở thích đi xe mà còn có sở thích đua xe, có khi ngay giữa ban ngày.
Chị Nguyễn Thị Mỹ (Phường 8) kể lại một lần gặp đám thanh niên đua xe: “Tôi mới về ngoại lên ngang chợ Phước Yên (Long Hồ) thì bất thần nghe tiếng gồ ra hù hụ từ phía sau. Giật mình tấp vô lề, quên nhìn phía trong có xe hông nữa. Hên là đường trống, nếu không thì…”.
Chuyện chạy xe lạng lách, đánh võng thì diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mọi nơi từ thôn quê đến thành thị. Thậm chí, một số học sinh tiểu học chạy xe đạp cũng lạng lách, buông tay, cặp hàng 3 hàng 4 thậm chí còn đùa giỡn rất vô tư.
Bà Nguyễn Thị Năm (TP Vĩnh Long) còn sợ khi nói về lần về quê Tam Bình, bà bị tai nạn ngay chợ Long Phú. Bà Năm chỉ bên vai trái: “Một năm rồi, vẫn còn đau nhức”. Bà Năm được người em trai chở ngang chợ Long Phú thì bất ngờ bị một học sinh từ trong hẻm phóng nhanh ra lộ đâm phải. Ngay giờ tan tầm nên có rất nhiều người, bà Năm bị té lệch khớp vai, trầy trụa khắp người.
Đến bệnh viện chụp citi mới phát hiện thêm xương khớp vai bị mẻ rớt ngay giữa khớp. Bà Năm nói “Lúc đau không nhớ gì đến khi tỉnh lại thì giận lắm! Thằng nhỏ đụng tôi mới học có lớp 9 mà chạy xe máy phân khối lớn. Nó cũng không thèm xin lỗi mà đứng chống nạnh ngó người đi đường đỡ mình đứng dậy”.
Song song đó, không ít người đi bộ cũng vi phạm luật giao thông dẫn đến tai nạn tử vong. Chỉ tay về phía bên kia cầu Phú Quới, một đoàn viên xã tham gia trực chốt giao thông thanh niên nói: Mới năm ngoái, có một người trèo ngang dãi phân cách qua lộ, bị xe cán chết ở đó!
Đau và lo
Những giọt nước mắt của người mẹ mất con vì tai nạn làm không khí lễ cưới chùn xuống, chúng tôi vô tình khơi dậy nỗi đau của chị T- mẹ của bé Trai mất do tai nạn trên chuyến xe Huỳnh Đạt từ TP Hồ Chí Minh về Vĩnh Long 2 năm trước. Chị T chỉ có một đứa con duy nhất.
Tai nạn giao thông luôn rình rập khi tham gia giao thông. Ảnh Dương Thu |
Chị T nói: Nỗi đau của tôi là quá lớn, có lúc tôi ước mình đi chung xe để mẹ con có nhau,… Chị T nói: “Làm tài xế không chỉ có bằng lái mà còn phải láy xe bằng cả lương tâm, trách nhiệm của mình vì hành khách mới được”.
Khái niệm nghề nguy hiểm đang được mở rộng theo một hướng mới mà chỉ chục năm nay mới có, đó là những nghề nghiệp thường xuyên chạy xe ngoài đường. TNGT luôn rình rập khắp nơi đôi khi vì chút chủ quan, lơ là của người lái hoặc có những tai nạn từ trên trời rơi xuống như rớt cần cẩu hay sập cầu thì làm sao biết được.
Đó là nguyện nhân cô Võ Thị Tám ở Tam Bình không cho con trai làm maketting. Cô Tám có một người con trai duy nhất, nhà khá giả nhưng sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế ở Trường ĐH Trà Vinh thì đành ở nhà vì chưa tìm được việc làm phù hợp.
Thật ra, con cô có xin được làm tiếp thị cho một công ty thức ăn nhưng vì công việc phải chạy tới lui nhiều tỉnh nên gia đình cô không ai chấp nhận. Cô Tám nói gỏn lọn “Thà ở nhà chứ làm nghề nguy hiểm thì tôi không cho”.
Đối với những cha mẹ học sinh, nhất là ở thành thị thì TNGT là nỗi ám ảnh của họ. Đang đợi con ở cổng Trường THPT Lưu Văn Liệt, chú Phan Văn Bảo (Phường 2- TP Vĩnh Long) cho biết: “Con gái tôi đã học lớp 11 rồi nhưng vẫn phải đưa rước đi học rồi đưa đi học thêm,… mệt đó nhưng để nó chạy xe thì sợ không an toàn”.
Cùng có tâm lý này nên rất nhiều cha mẹ học sinh tranh thủ đưa đón con dù là học sinh cấp I, cấp II thậm chí cấp III cũng rước.
Không lo làm sao được khi có người đi bộ trên vỉa hè cũng bị xe tông chết, thậm chí có người đang nằm ngủ trong nhà cũng bị xe tải đâm vào. Anh Nguyễn Văn Phúc ở Tam Bình vừa qua đi rước vợ ở Khu Công nghiệp Hòa Phú chạy sát lề cũng bị xe cuốn vào gầm đến chết.
Chúng tôi và hàng trăm bà con có mặt tại hiện trường lúc ấy không tránh khỏi nỗi lo, nỗi ám ảnh, bàng hoàng về cuộc sống “hôm nay chưa biết được ngày mai”.
Tai nạn rình rập là nỗi ám ảnh cho nhiều người, trong khi đó, một số cá nhân lại chủ quan phóng nhanh vượt ẩu xem thường tính mạng của người khác.
Nhẫn tâm hơn, có những người kinh doanh gian dối góp phần gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, như chú H. (65 tuổi) ở Long Hồ, cho biết, một số cơ sở bán phụ tùng xe ô tô, nhưng thực chất làm giàu nhanh là nhờ móc nối cho thuê đồ để các xe mang đi “đối phó” khi kiểm định xe.
Ở đây vấn đề đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp của người kinh doanh, người lái xe đã bị xem nhẹ. Một bác sĩ trong đời mình tiếp xúc, khám chữa bệnh cho biết bao bệnh nhân, nhưng chỉ cần một lần sơ sẩy là bị xã hội lên án nặng nề, thậm chí bị hành hung tại nơi làm việc.
Trong khi những người kinh doanh, những tài xế có ảnh hưởng trực tiếp sinh mạng hàng chục, hàng trăm người thì chưa được đặt ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp trước khi hành nghề.
Theo Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (từ 16-12-2014 đến 15-11- 2015) cả nước xảy ra 20.628 vụ TNGT (TNGT), làm chết 7.971 người, làm bị thương 18.883 người. Tính trung bình mỗi ngày, cả nước có hơn 24 người chết, hơn 57 người bị thương do TNGT. |
Kỳ 4: “Sống thiếu nghĩa tình”
Bài, ảnh: Nhóm PV
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin