Mùa hè đang đến gần, thời tiết nóng, oi bức, ngột ngạt khiến cơ thể nảy sinh nhiều vấn đề về da và các dịch bệnh cho người lớn và nhất là trẻ nhỏ. Để giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng là vấn đề rất được quan tâm của các bà mẹ.
Mùa hè đang đến gần, thời tiết nóng, oi bức, ngột ngạt khiến cơ thể nảy sinh nhiều vấn đề về da và các dịch bệnh cho người lớn và nhất là trẻ nhỏ. Để giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng là vấn đề rất được quan tâm của các bà mẹ.
Cần chăm sóc trẻ đúng cách mùa nắng nóng để giữ nhịp sinh hoạt bình thường. |
Nhiều bệnh khi thời tiết nắng nóng
Mấy ngày nay, bé Nhã Phương con chị Trinh cứ quấy khóc về đêm, ngứa gãi đỏ cả cơ thể, cả ngày đi học về bé nói bị đau rát vùng mông và khu vực vùng kín. Kiểm tra cơ thể con, chị Trinh tá hỏa khi da bé bị hăm đỏ, có chỗ bé ngứa gãi rướm máu. Hèn gì bé cảm thấy khó chịu, ăn uống kém và quấy khóc liên tục.
Chở con đi khám thì bác sĩ cho biết do thời tiết thay đổi, nắng quá nóng, nên cơ thể trẻ nhỏ khó thích nghi, da bị rôm sảy nổi mẫn đỏ, tiêu hóa kém, dễ nóng sốt. Chị Trinh được cho thuốc và dặn dò chăm sóc cơ thể bé thường xuyên để luôn được sạch sẽ, thoáng mát; cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin tạo sức đề kháng tốt.
Cậu con trai 3 tuổi của chị Minh Hiền cũng vậy, gần đây không chịu ăn gì, cứ liên tục đòi uống nước lại hay bị táo bón, trong miệng nổi đẹn nóng rát nên bé rất khó chịu, nhõng nhẽo.
Chị Hiền than: “Mỗi lần đút cơm cho con cực lắm, bé không chịu ăn, mất nhiều thời gian mới ăn được chút ít. Tôi sợ con không đủ chất dinh dưỡng nên ráng ép. Trời nắng nóng quá, người lớn còn mệt mỏi khó chịu kém ăn, huống chi con nít”.
Không chỉ trẻ em mà nắng nóng đã thực sự ảnh hưởng đến đời sống, công việc cũng như sức khỏe của tất cả mọi người, từ ngoài đường, đến lớp học, công sở…, nhiều người say nắng, mất sức, chán ăn, thiếu tập trung, giảm năng động.
Vì vậy cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe đúng cách để có thể giữ nhịp sinh hoạt đều đặn, nhất là đối với các em học sinh đang chuẩn bị bước vào đợt thi học kỳ II.
Chăm trẻ mùa nóng như thế nào
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thì mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những lúc thời tiết quá nóng sẽ giúp trẻ thích nghi với thời tiết, ít bị bệnh và phát triển thể chất tốt hơn.
Trẻ em vào mùa nắng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc.
Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Theo các bác sĩ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ, ngoài nước mát có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, sinh tố.
Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì thế nếu bé đổ nhiều mồ hôi thì phải lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô để giữ cho da bé sạch, khô thoáng. Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
Phải cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi. Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no hơi”, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Tuy nhiên, cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày, cho trẻ ăn uống bình thường, đủ bữa.
Trong bữa ăn, cần tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là hoa quả nhiều nước như dưa hấu, dừa, dưa leo,… Phải thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm.
Đặc biệt nhà ở phải sạch sẽ, thoáng mát, không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Cũng không nên tắm quá lâu, quá nhiều lần trong ngày, nhất là khi cho bé tắm hồ bơi, tắm biển, sông. Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng, mỗi khi ra đường phải đội nón rộng vành, đeo khẩu trang. Hàng ngày, nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt. Ngoài ra, khi thấy trẻ sốt cần theo dõi sát sao.
Nếu trẻ sốt cao cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo, chườm khăn ấm vào trán, nách, bẹn, cho uống thuốc hạ sốt, rồi cho bé đi khám bệnh ngay.
Bài, ảnh: HẢI YẾN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin