Trao thưởng 3 người ngăn thảm họa sau sự cố sập cầu Ghềnh

05:03, 28/03/2016

UBND tỉnh Đồng Nai vừa khen thưởng cho 3 cá nhân vì đã kịp thời báo tin cầu Ghềnh sập cho nhân viên gác chắn đường sắt giúp tránh được thảm họa.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa khen thưởng cho 3 cá nhân vì đã kịp thời báo tin cầu Ghềnh sập cho nhân viên gác chắn đường sắt giúp tránh được thảm họa.

 UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng cho 3 cá nhân kịp thời ngăn chặn thảm hỏa sau sự cố sập cầu Ghềnh. Ảnh: Báo Tiền phong
UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng cho 3 cá nhân kịp thời ngăn chặn thảm hỏa sau sự cố sập cầu Ghềnh. Ảnh: Báo Tiền phong

Theo thông tin trên báo Tiền phong, sáng 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã tặng bằng khen đột xuất cho ông Huỳnh Ngọc Hoàng (46 tuổi) và Huỳnh Ngọc Sơn (53 tuổi, cùng ngụ KP4, P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) về thành tích kịp thời báo tin cầu Ghềnh sập cho nhân viên gác chắn đường sắt giúp tránh được thảm họa khi đoàn tàu chuẩn bị đến cầu Ghềnh.

Cụ thể ông Hoàng và ông Sơn được thưởng bằng khen cùng số tiền thưởng là 5.750.000 đồng; UBND TP.Biên Hòa và UBND P.Bửu Hòa cũng tặng giấy khen cùng số tiền thưởng là 2 triệu đồng và 172.500 đồng cho mỗi người.

Ông Hoàng và ông Sơn là hai anh em ruột nhà ở gần cầu Ghềnh. Trưa ngày 20/3 khi sà lan đâm sập cầu, ông Sơn và Hoàng đã nhanh chóng chạy ra báo cho tổ gác chắn chợ Đồn cách hiện trường khoảng 200 mét để kịp thời ngăn chặn đoàn tàu hàng chuẩn bị lưu thông đến cầu Ghềnh.

Ông Ngô Việt Hải, nhân viên gác chắn chợ Đồn, người chạy đi xác minh thông tin cầu sập cũng được nhận giấy khen và tiền thưởng của UBND TP.Biên Hòa và UBND P.Bửu Hòa.

Ông Hoàng và ông Sơn là hai anh em ruột nhà ở gần cầu Ghềnh. Trưa ngày 20/3 khi sà lan đâm sập cầu, ông Sơn và Hoàng đã nhanh chóng chạy ra báo cho tổ gác chắn chợ Đồn cách hiện trường khoảng 200 mét để kịp thời ngăn chặn đoàn tàu hàng chuẩn bị lưu thông đến cầu Ghềnh.

Liên quan đến sự việc, Trí thức trẻ thông tin, sau thời điểm xảy ra vụ tai nạn sập cầu Ghềnh ngày 20/3 tại Đồng Nai, tàu hàng mang số hiệu 2542 đang chạy trong khu gian Biên Hòa-Dĩ An đã được các nhân viên gác chắn đường ngang Km1700+174 dừng tàu kịp thời, đảm bảo an toàn.

Trước đó, chiều 21/3 vừa qua, tại Đồng Nai, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thực hiện "thưởng nóng" 3 nhân viên Trạm gác chắn tàu Bửu Hòa là ông Phạm Tiến Dũng, Ngô Việt Phái và Phan Tiến Dũng.

Theo báo Dân trí, trước khi xảy ra vụ sập cầu, lúc 10h59, tàu H5 từ hướng Bắc vào Nam vẫn di chuyển bình thường qua cầu Ghềnh. Tiếp đến, theo lịch trình, tàu mang số hiệu 2542 chạy từ Nam ra Bắc sẽ xuất phát tại ga Dĩ An lúc 11h37, dự kiến khoảng 11h45 tàu đến cầu Ghềnh.

Anh Phan Tiến Dũng, Cung trưởng Cung chắn Biên Hòa 2 cho biết, vào lúc 11h38 ngày 20/3, anh nhận lệnh đóng chắn đón tàu hàng 2542 xin đường qua cầu Ghềnh, sau khi nhận xin đường, anh Dũng cùng hai nhân viên cùng ca trực ra ngoài đường sắt kiểm tra lại an toàn một lần nữa.

"Chúng tôi vừa hạ chắn thì nhìn thấy một người đàn ông chạy từ hướng cầu Ghềnh lại đồng thời dùng tay thực hiện nhiều ký hiệu cảnh báo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và bằng linh tính, chúng tôi nhận thấy có điều bất thường. Thời khắc đó, 3 người khẩn trương thảo luận, phân công anh Ngô Việt Hải cầm cờ đỏ chạy về hướng người đàn ông, anh Phạm Tiến Dũng cầm cờ chạy nhanh về hướng tàu đang lao tới còn bản thân tôi thì đứng tại gác chắn để nhận tín hiệu từ hai người."

Khi đến gần người đàn ông, anh Hải nghe người này tri hô là cầu Ghềnh đã bị sập; trong tích tắc, anh Hải chạy về hướng anh Phan Tiến Dũng ra hiệu và hét to “dừng tàu khẩn cấp.”

Nhận tín hiệu có sự cố, anh Phan Tiến Dũng dùng cờ hiệu báo cho anh Phạm Tiến Dũng chạy cấp tốc hơn để kịp thời báo cho lái tàu 2542. Khi lái tàu thấy anh Phạm Tiến Dũng phất cờ ra hiệu dừng, lái tàu lập tức hãm phanh. Lúc này, đoàn tàu chỉ cách cầu Ghềnh khoảng 200m.

Sau khi tàu dừng, anh Phan Tiến Dũng đã cấp báo cho các ban ngành, đơn vị liên quan theo đúng quy trình và có phương án xử lý khẩn cấp đối với các đoàn tàu khác có lịch trình sắp qua khu vực này.

Từ 9h ngày 27/3, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh.

Theo ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Tổng Giám đốc Cineco 1, hơn 10h sáng 26/3, lực lượng của Cineco 1 đã treo nhịp dầm gác trên trụ cầu Ghềnh để cắt rời trụ B1, đồng thời hạ nhịp dầm (bị gãy) xuống sông.

Sau đó, huy động thợ lặn, lặn sâu xuống đáy sông dùng thiết bị chuyên dụng để cắt nhịp cầu gãy làm đôi.

Tiếp đến, các đơn vị sẽ sử dụng cầu cẩu công suất 500 tấn cẩu phần cầu gãy có trọng lượng khoảng 300 tấn đưa lên khỏi mặt nước.

Do vị trí cầu sập có địa chất, chế độ thủy văn phức tạp, nên việc thực hiện trục vớt cầu Ghềnh sẽ mất nhiều ngày, dự kiến hoàn thành trước ngày 2/4.

Trước đó, vào trưa 20/3, tàu kéo mang biển số SG 3745 do Trần Văn Giang điều khiển, kéo theo sà lan biển số SG 5984 chở cát lưu thông trên sông Đồng Nai hướng về cầu Hóa An. Khi đến cầu Ghềnh, sà lan này tông cực mạnh vào mố cầu số 2. Cú đâm mạnh làm nhịp cầu này rớt, chìm xuống sông. Nhịp cầu thứ 3 cũng rớt và cắm một đầu dưới sông. Sự cố khiến giao thông đường sắt bị “tê liệt”.

Theo ĐSPL

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh