Phát huy hình tượng người phụ nữ hiện đại

05:03, 03/03/2016

Giai đoạn 2016- 2020, cả nước sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ (PN) Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng của người PN trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội.

Giai đoạn 2016- 2020, cả nước sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ (PN) Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng của người PN trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội.

Sách, báo là nguồn kiến thức dồi dào cho phụ nữ nâng cao nhận thức.
Sách, báo là nguồn kiến thức dồi dào cho phụ nữ nâng cao nhận thức.

Phát triển để hội nhập

Với mục tiêu xây dựng người PN Việt Nam “Tự tin- Tự trọng- Trung hậu- Đảm đang”, qua 5 năm thực hiện đề án, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được trên 17.000 cuộc, có gần 584.000 lượt chị dự; trong đó, cán bộ và hội viên đạt 100%, PN đạt 85% so với chỉ tiêu đề ra; đồng thời, cấp phát 2.200 quyển sổ tay và 1.500 tờ rơi tuyên truyền về các nội dung, tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu, ôn lại truyền thống, các hội thi viết những tấm gương PN Việt Nam, tổ chức liên hoan hát ru hát dân ca, liên hoan ẩm thực… có gần 200.000 lượt người dự. Điều này đã tạo đòn bẩy đưa các mục tiêu của đề án thành các phong trào thi đua sôi nổi, tạo động lực giúp PN nâng cao ý thức, rèn luyện để ngày càng hoàn thiện hơn với đầy đủ những phẩm chất đạo đức, bản lĩnh trong thời hiện đại hóa thông qua cách ứng xử, giao tiếp, thái độ làm việc, ý thức hội nhập và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Chị Huỳnh Thanh Trang- Giám đốc HTX Thủ công mỹ nghệ Hòa Lộc- đã dám nghĩ dám làm chuyển đổi mô hình làm ăn hiệu quả, từng bước nâng cao cuộc sống cho gia đình và tạo thu nhập cải thiện cuộc sống cho nhiều chị em PN nông thôn. “Làm ăn thì cần phải mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi phương pháp kinh doanh. Là PN cũng vậy, phải mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng, luôn tìm tòi cái mới để hội nhập thì mới thành công”- chị Trang tự tin chia sẻ.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh- Nguyễn Thị Minh Trang cho biết, các cấp hội gắn nội dung tuyên truyền của đề án với các phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, PN chung sức xây dựng nông thôn mới, PN giúp nhau phát triển kinh tế, những năm qua đã gặt hái được nhiều hiệu quả đáng kể.

Cụ thể như vận động được trên 4.000 tổ, nhóm tiết kiệm gần 47 tỷ đồng giúp cho rất nhiều chị em có vốn cải thiện cuộc sống, nhiều mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm hiệu quả cho chị em, giúp các chị mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu lao động tăng thu nhập, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên. Bên cạnh đó, các chị còn chủ động góp sức xây dựng nông thôn mới bằng việc hiến đất, đóng góp ngày công lao động và vận động mọi người cùng tham gia để nâng cao môi trường sống.

Đổi mới, đa dạng các loại hình tuyên truyền

Để đưa nội dung của đề án thật sự đi vào cuộc sống, các cấp hội đã tổ chức thành lập được 82 mô hình, CLB với nhiều tên gọi khác nhau như: CLB PN truyền thống, PN bốn chuẩn mực, PN tứ đức, PN đảm đang, PN trí thức… có trên 1.600 thành viên tham gia.

Thông qua sinh hoạt định kỳ các CLB đã tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa…, các thành viên có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức cuộc sống gia đình, phát huy cái tốt cái đẹp, phê phán những biểu hiện tiêu cực, lỗi thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia công tác xã hội, xây dựng nếp sống văn minh.

Phong trào đọc sách báo ở cơ sở được xác định là một trong những giải pháp giúp PN nâng cao kiến thức, nhận thức, tự giác rèn luyện các phẩm chất đạo đức. Các cấp Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long đã luôn duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của 339 tủ sách pháp luật, 578/846 chi hội có điểm đọc sách báo. Kể từ năm 2010, phát động phong trào đọc sách báo, đến nay tủ sách của các cấp hội được trang bị 12.201 đầu sách, báo, tạp chí các loại, văn bản quy phạm pháp luật.

Riêng 5 xã có đông đồng bào dân tộc được trang bị được 4.951 đầu sách, báo, tạp chí các loại; song song đó, gắn với thực hiện “Ngày pháp luật Việt Nam”,… thu hút trên 158.141 lượt người tham gia đọc sách, báo.

Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai chia sẻ, PN sống trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa luôn phải đảm nhận 2 vai trò là chăm sóc gia đình và lao động kiếm sống.

Nét đặc trưng truyền thống của người PN Việt Nam từ thời xưa là rất chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, đến thời nay vẫn giữ được những giá trị này, PN lại thêm một trách nhiệm nữa là độc lập về kinh tế, tham gia các ngành nghề trong xã hội. Vì thế, vai trò của người PN càng thêm nặng, PN phải thật bản lĩnh, khéo léo để làm tốt trách nhiệm của mình.

Bài, ảnh: HẢI YẾN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh