Tết hạnh phúc, nghĩa tình

07:02, 16/02/2016

Mùng 8 tết (15/2), "nhịp sống đời thường" đã quay trở lại, cũng vừa đúng với truyền thống là đã qua ngày "hạ nêu". Từ báo cáo nhanh của các địa phương và điểm qua tình hình thực tế cho thấy, người dân Vĩnh Long đã vui hưởng trọn vẹn một cái tết ấm áp, vừa truyền thống vừa văn minh, an toàn, tiết kiệm.

[links()]

Mùng 8 tết (15/2), “nhịp sống đời thường” đã quay trở lại, cũng vừa đúng với truyền thống là đã qua ngày “hạ nêu”.

Từ báo cáo nhanh của các địa phương và điểm qua tình hình thực tế cho thấy, người dân Vĩnh Long đã vui hưởng trọn vẹn một cái tết ấm áp, vừa truyền thống vừa văn minh, an toàn, tiết kiệm.

Pháo hoa rực sáng đêm giao thừa. Ảnh: VINH HIỂN
Pháo hoa rực sáng đêm giao thừa. Ảnh: VINH HIỂN

Lễ hội vui tươi, phong phú

Rất nhiều lễ hội ở cấp xã cho đến cấp tỉnh được tổ chức ở nhiều địa điểm từ nông thôn cho đến thành thị, tuy nhiên không kéo dài lê thê, tổ chức tốn kém.

Tình hình trật tự, an toàn ở địa phương được đảm bảo; vấn đề bia rượu trong những ngày xuân được tiết chế vừa phải, trên tinh thần hướng về sự quây quần ấm cúng bên người thân, gia đình.

Đây là điểm nổi bật, khác biệt của người dân tỉnh nhà so với tổng kết tình hình chung trong cả nước, khi tết năm nay đã xảy ra những vụ đánh nhau vì bia rượu lại cao gấp 3 lần so với các vụ tai nạn giao thông.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ Xuân Bính Thân 2016 được tổ chức phong phú, sôi nổi, tạo ấn tượng tốt đẹp trong quần chúng.

Tính đến mùng 4 tết, ước có trên 600.000 lượt người tham dự hội xuân tại các trung tâm văn hóa, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa và di tích lịch sử, các điểm du lịch, đáp ứng được các nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh.

Công tác cổ động trực quan được thực hiện bằng nhiều hình thức như: pano, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, cờ, đèn lồng, đèn led,… tạo không khí sinh động trước và trong Tết Nguyên đán.

Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã thực hiện 240m2 pano cố định và 240m2 pano tạm trong dịp mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân 2016 ở TP Vĩnh Long; cầu vượt Trà Ôn (đường dẫn cầu Cần Thơ, TX Bình Minh) và các tuyến đường huyện Long Hồ, gần TP Vĩnh Long; cổ động mặt đường hơn 80 đèn lồng, 80 dây đèn dây chớp. Các huyện- thị- thành thực hiện trên 800m2 pano, 13.000 cờ các loại, 800 băng rôn,...

Ở các địa phương cấp huyện, cổng chào của các xã, ấp văn hóa đều được trang trí cờ, hoa, tạo hình rồng phụng,... mừng Đảng- mừng Xuân. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu dân cư đều trang trọng treo cờ nước, đặc biệt dọc theo quốc lộ thuộc TP Vĩnh Long và các thị trấn trong tỉnh.

Nổi bật tại TP Vĩnh Long, nhân dân rất quan tâm đến việc trang trí nhà, cửa hiệu bằng nhiều loại hoa, kiểng, đèn màu càng tạo vẻ sinh động cho đô thị. Cảnh quan môi trường được giữ gìn xanh- sạch- đẹp.

Những chiếc cầu nằm trong trục giao thông chính ở toàn tỉnh đều được trang trí cờ phướn nhiều màu làm tăng thêm vẻ mỹ quan. Nét đẹp văn minh đã điểm xuyết thêm cho cái tết cổ truyền không khí vui tươi, phấn khởi.

Tết hạnh phúc, nghĩa tình

Mặc dù năm qua còn nhiều khó khăn, nhưng người dân chuẩn bị vui xuân, đón tết trong không khí phấn khởi. Đặc biệt, trên tinh thần để mọi người dân đều có tết, là tất cả hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh đều được hỗ trợ quà tết; các tôn giáo, dân tộc đoàn kết cùng vui xuân đón tết.

Giao thông thuận lợi, thông tin liên lạc thông suốt; hàng hóa phục vụ tết được chuẩn bị phong phú, đa dạng, hàng sản xuất trong nước tiếp tục chiếm ưu thế, đáp ứng nhu cầu người dân; vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, công tác quản lý thị trường được kiểm soát chặt chẽ.

Tỉnh đã thành lập 8 đoàn đi thăm và tặng quà gia đình chính sách người có công tại 8 huyện- thị- thành.

Chủ tịch nước và UBND tỉnh tặng 22.429 suất quà tết với kinh phí trên 6,7 tỷ đồng (ngân sách trung ương trên 4,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 2,4 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã trích kinh phí và vận động để thăm, tặng quà tết cho các gia đình, như: gia đình thờ cúng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu, gia đình chính sách gặp khó khăn; chăm lo hộ nghèo, cận nghèo.

Tết Nguyên đán là những ngày trọng đại nhất đối với mọi gia đình Việt Nam truyền thống. Một nét đẹp cổ truyền bao hàm những gì tinh túy nhất, tình cảm nhất trong toàn bộ hoạt động văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Ở đó, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa tình cảm riêng tư và gia đình có anh em, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, kết nối cùng với dòng tộc, xóm giềng, cộng đồng xã hội. Đó là cái gốc của mọi gốc rễ văn hóa Việt Nam; do đó cần phải giữ gìn, tô đậm trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc.

Song, văn hóa, phong tục mang bản sắc dân tộc, có cái cần tô đậm, nhưng cũng có cái cần làm “phai nhạt” bớt, đó là những hủ tục, những biểu hiện lạc hậu, như những lễ hội kéo dài hàng tháng trời, tín ngưỡng mang nặng màu sắc mê tín... không còn phù hợp với “nhịp điệu” phát triển, văn minh của thời đại.

Đó là những mục tiêu mà mọi người dân, toàn xã hội ta đang hướng đến, nhằm làm đẹp thêm cho nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngày tết cổ truyền ngày càng trở nên độc đáo, đậm đà bản sắc hơn, nhưng cũng ngày càng văn minh hơn, có sức “rủ rê” hơn đối với bạn bè trên thế giới.

 

Vận động hỗ trợ quà tết hộ nghèo, thoát nghèo và hộ cận nghèo cho 12.110 hộ nghèo với kinh phí trên 3,6 tỷ đồng (quỹ Vì người nghèo tỉnh gần 3 tỷ đồng) và 1.920 hộ cận nghèo với kinh phí 576 triệu đồng (nguồn xã hội hóa).

 

NGỌC TRẢNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh