Ở địa phương mình, trên diện tích không rộng lớn nhưng tập trung khá nhiều những xóm nghề, những làng nghề; trong đó, có những nghề mà nơi khác hiếm có, hoặc có nhưng không tiếng tăm bằng.
Ở địa phương mình, trên diện tích không rộng lớn nhưng tập trung khá nhiều những xóm nghề, những làng nghề; trong đó, có những nghề mà nơi khác hiếm có, hoặc có nhưng không tiếng tăm bằng.
Ấy vậy mà những xóm nghề trăm năm cứ tự bơi, ngoắc ngoải trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mà người dân làm ăn nhỏ lẻ luôn nhận phần thua thiệt.
Đó là những xóm lu, xóm hủ tiếu, xóm bánh tráng, xóm kẹo mứt,... Họ làm nghề gia truyền bao năm nay, chất lượng thì khỏi phải nói rồi, nhưng về đầu tư công nghệ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường... thì khá là bết bát.
Không phải họ không muốn cải tiến, ngặt nổi không có đồng vốn nên đành chịu. Có nghề đã thành lập được hợp tác xã, có tư cách pháp nhân vay vốn, nhưng cũng chẳng được ưu đãi mấy về số vốn cũng như lãi suất.
Đáng tiếc như cái làng nghề tàu hủ ky, nếu nhìn ra ở cả khu vực thì đâu có nơi nào bì kịp- thậm chí còn ngon hơn cả tàu hủ ky nhập từ
Vậy mà hàng của người ta nhập ngược vô xứ mình cho dân mình dùng, thiệt là đau! Nội cái chuyện mẫu mã, người ta đã ăn đứt, còn chuyện bảo quản thì mình “ở lại” rất xa. Do có máy móc đóng gói bao bì và xử lý kỹ thuật nên sản phẩm của người ta giữ được rất lâu, còn làng nghề mình thì chịu thua.
Nhiều bà con xóm nghề mong sao có những doanh nghiệp nào đó phối hợp với bà con đứng ra đầu tư công nghệ và họ cũng đủ sức để quảng bá, đủ sức mang đặc sản của mình tiêu thụ trên những địa bàn rộng lớn hơn.
Trong khi thành lập những làng nghề mới, cũng rất cần ưu tiên quan tâm những làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Đừng để bà con tự bơi cầm hơi, rồi dần dần cũng những xóm nghề truyền thống sẽ phải lụi tàn. Tiếc lắm thay!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin