10% loài cá hạ nguồn sông Mê Công có khả năng bị tuyệt diệt

11:10, 29/10/2015

Tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tổ chức ngày 28/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Nguyễn Thái Lai cho biết, những lĩnh vực chủ yếu được đề cập tại dự thảo báo cáo bao gồm tài nguyên nước...

 

Tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tổ chức ngày 28/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Nguyễn Thái Lai cho biết, những lĩnh vực chủ yếu được đề cập tại dự thảo báo cáo bao gồm tài nguyên nước (dòng chảy, bùn cát, dinh dưỡng, chất lượng nước), giao thông thủy, đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, sinh kế và kinh tế của người dân trong khu vực.  

Theo các tác giả dự thảo báo cáo, các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công có tác động đến đa dạng sinh học, nhất là vấn đề tuyệt chủng, ở mức độ đặc biệt cao và rất khó định lượng.

Ở tất cả các kịch bản, khoảng 10% các loài cá trên sông Mê Công khu vực phía Nam Campuchia và Việt Nam (50-64 loài cá) có khả năng bị tuyệt diệt. Ít nhất 5 loài đặc hữu của sông Mê Công có khả năng bị tuyệt chủng, trong đó có loài cá heo sông Mê Công.

Điều này tác động trực tiêu cực đến nghề cá ở Việt Nam, với 40% số loài cá trắng (33 loài) rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, do giảm lượng phù sa, bùn cát nên ước tính sẽ làm sụt giảm ở mức khoảng 2,3% - 2,4% lúa gạo và 10% bắp tại Việt Nam và còn cao hơn ở Campuchia, tùy kịch bản xây dựng thủy điện.

Trong nghiên cứu về sinh kế, có thể có tới 3,2 triệu người/ngày (một người bị ảnh hưởng trong một ngày) bị tác động bởi xâm nhập mặn. Nhiều xã tại Đồng Tháp và An Giang chịu tác động sụt giảm sản lượng nông nghiệp trên 10%. Một số tỉnh như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp thay đổi sản lượng thủy sản tới trên 65%.

Theo http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2015/10/400928/

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh