Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế cho biết, Việt Nam ở vị trí 76 trong tổng số 108 quốc gia, với tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý ở mức 23%.
Lễ ra mắt Mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN tại Hà Nội (Ảnh minh họa).
Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế cho biết, Việt Nam ở vị trí 76 trong tổng số 108 quốc gia, với tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý ở mức 23%.
Theo báo cáo có tựa đề “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý: Trên đà phát triển” của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý tính theo quốc gia thấp nhất ở mức 2,1% tại Yemen và cao nhất ở mức 59,3% tại Jamaica trong tổng số 108 nước. Việt
Tỷ lệ nữ giới giữ vị trí quản lý tăng lên trong những năm qua tại phần lớn các quốc gia ILO có số liệu, và Việt Nam cũng ghi nhận sự cải thiện dù không đáng kể.
Mặc dù phụ nữ vẫn chiếm số ít trong số các vị trí lãnh đạo cao nhất, số phụ nữ đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao và trung bình đã tăng lên trong khoảng 20 năm trở lại, nghiên cứu mới của ILO cho thấy.
Theo Điều tra lao động và việc làm, tỷ lệ phụ nữ ở vị trí “lãnh đạo, quản lý và quản trị” tăng 0,5% đến mức 24,4% năm 2013 so với năm 2012 và tăng 0,6% từ năm 2011 đến năm 2012.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào thị trường lao động chính là động lực lớn nhất đối với sự phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh của toàn cầu,” bà Deborah France-Massin, Giám đốc Văn phòng hoạt động giới chủ của ILO, cho biết. “Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc phụ nữ tham gia vào các nhóm ra quyết định cao nhất với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để chúng ta có thể đạt được sự bình đẳng giới thật sự tại nơi làm việc, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp cao nhất”.
Báo cáo của ILO cho thấy chỉ khoảng dưới 5% các CEO của các công ty lớn trên thế giới là phụ nữ. Công ty càng lớn, càng ít khả năng người đứng đầu là phụ nữ.
Với Việt Nam, dữ liệu của dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ chức có trụ sở tại Pháp (Intelligence Financial Research and Consulting) cho thấy chỉ 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới.
Ngày nay, phụ nữ sở hữu và quản lý hơn 30% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu (ở Việt Nam, Điều tra lao động và việc làm 2013 cho thấy 29,5% chủ lao động là nữ giới), nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Báo cáo cho thấy việc có thêm nhiều phụ nữ tạo lập và phát triển doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của quốc gia.
Bên cạnh đó, còn có những bằng chứng cho thấy lợi ích của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nhân tài là nữ giới - bao gồm việc thích ứng với một thị trường tiêu dùng ngày càng ảnh hưởng nhiều bởi phụ nữ. Do phụ nữ thường xuyên kiểm soát ngân sách hộ gia đình, đưa ra các quyết định tài chính và sức mua của họ đang tăng lên, họ là những khách hàng và người tiêu dùng quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc đưa ra các quyết định tại các doanh nghiệp cần có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới.
Giám đốc ILO tại Việt
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin