Mất cân bằng giới tính (CBGT) khi sinh là một thực trạng đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu dân số, sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.
Mất cân bằng giới tính có thể gia tăng bất bình đẳng giới và nhiều hệ lụy khác. Ảnh: VINH HIỂN
Mất cân bằng giới tính (CBGT) khi sinh là một thực trạng đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu dân số, sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.
Vấn đề đáng báo động hiện nay là tỷ số giới tính khi sinh có đặc điểm tăng ở cả thành thị, nông thôn và đều mất cân bằng; tăng cao ngay từ lần sinh thứ nhất và rất cao ở lần sinh cuối. Nếu chúng ta không có giải pháp ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Hàn Quốc mất CBGT khi sinh vào những năm 1980 thì đến năm 2005 họ mới đưa được tỷ số giới tính khi sinh về mức 107 bé trai/100 bé gái. Như vậy, họ mất 25 năm để giảm tình trạng này và đến bây giờ cũng mới chỉ có Hàn Quốc là quốc gia duy nhất làm được vấn đề này.
Trung Quốc là nước mất CBGT khi sinh trầm trọng. Tuy họ đã có những biện pháp vô cùng quyết liệt nhưng đến năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức rất cao (122,8 bé trai/100 bé gái).
Một trong những nguyên nhân sâu xa và gần như mang tính quyết định dẫn tới tình trạng mất CBGT khi sinh, đó là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới hay tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, của tệ nạn phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở một bộ phận nhân dân.
Bên cạnh đó, công nghệ phát triển, sự hỗ trợ của y tế dẫn đến việc lựa chọn giới tính khi sinh ngày càng dễ dàng và phổ biến.
Hậu quả của việc mất CBGT khi sinh là tác động đến cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn đến hậu quả là thừa nam, thiếu nữ trong xã hội. Cùng với thực trạng trên là hiện tượng phụ nữ Việt
Bộ Công an Trung Quốc vừa mở cuộc đàn áp trên toàn quốc bắt giữ 1.094 nghi phạm và giải cứu 382 trẻ sơ sinh bị bắt cóc. Cảnh sát Trung Quốc cho biết 382 trẻ sơ sinh được cứu thoát khi đang bị đem bán dưới vỏ bọc cho con nuôi.
Chiến dịch triệt phá đường dây buôn bán trẻ sơ sinh được triển khai sau khi cảnh sát Bắc Kinh và Giang Tô nhận được tin tức về việc các nghi phạm sử dụng các trang web nhận con nuôi như trang Orphan để buôn bán trẻ em qua mạng. Bắt cóc và buôn bán trẻ em rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi mà luật dân số nghiêm ngặt, khuyến khích tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.
Các bé trai thường được coi trọng, nhiều bé gái đã bị bán, hủy bỏ hoặc bị bỏ rơi. Điều này thúc đẩy thị trường buôn người, đặc biệt là buôn bán trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tháng trước, một phiên tòa tại Trung Quốc đã tuyên án tử hình bác sĩ Zhang Shuxia vì tội buôn bán 7 trẻ sơ sinh.
Từ năm 2011- 2013, Zhang Shuxia, 53 tuổi, bác sĩ sản khoa tại Thiểm Tây này đã bán các em bé với giá 21.600 Nhân dân tệ (3.600 USD).
Các hệ lụy nghiêm trọng tiềm ẩn có nguy cơ khắc sâu thêm vấn đề bình đẳng giới và có thể biến đổi xã hội theo hướng xấu như: gia tăng áp lực buộc họ phải kết hôn sớm và nam giới khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời; có thể gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm, nhu cầu mua bán tình dục, xâm hại tình dục tăng và các mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn.
“Ba đồng một mớ đàn ông”, đó là dự báo đến năm 2050 của Bộ Y tế, vì Việt Nam sẽ thừa 2,3- 4,3 triệu đàn ông (tức ế vợ) nếu không ngăn chặn được mức gia tăng mất CBGT khi sinh. Chao ôi, cái giá phải trả cho tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” nó tác hại như thế mà nhiều người chưa nhìn ra!
Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) bình thường là 104- 106/100, nhưng năm 2013, tỷ số này lên đến 113,8 bé trai/100 bé gái. 6 tháng đầu năm 2014, tiếp tục nhích cao hơn: 114 bé trai/100 bé gái. Thông tin trên được Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, cho biết tại buổi họp báo về chiến dịch truyền thông giảm mất CBGT khi sinh, tổ chức ngày 23/9/2014 tại Hà Nội.
Đến năm 2050, nếu Việt
Tỷ số giới tính khi sinh có ý nghĩa quyết định đến tỷ số giới tính chung của dân số và qua đó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế văn hóa và an sinh xã hội. Nếu không có giải pháp can thiệp để mất CBGT trong dân số chung sẽ dẫn đến tình trạng số nam nhiều hơn so với số nữ ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở độ tuổi kết hôn và sinh đẻ.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Vĩnh Long, tỷ số giới tính khi sinh của toàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2014 là 113,7 bé trai/100 bé gái (tỷ số chuẩn là 103 bé trai/100 bé gái). Trong đó có nhiều huyện ở mức cao như: Mang Thít (140/100), Vũng Liêm (113,5/100), TX Bình Minh (115/100), Bình Tân (110,7/100).
Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai đề án can thiệp giảm thiểu mất CBGT khi sinh trên 110 phường- xã- thị trấn thuộc 8 huyện- thị- thành: Duy trì sinh hoạt các tổ “Phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn về giới cho cộng tác viên, chuyên trách dân số, tư pháp xã; tổ chức nói chuyện chuyên đề về giới tính khi sinh tại cộng đồng…
Đặc biệt là tổ chức hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình” của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh con một bề là gái và hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện của các cháu gái có thành tích học tập cao.
Tỷ số giới tính khi sinh liên quan đến vấn đề văn hóa, phong tục, tập quán của người dân từ hàng ngàn năm nay nên chúng ta phải ứng xử với việc mất CBGT khi sinh như là một vấn đề văn hóa. Chúng ta không thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị và thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Để giảm được tỷ số giới tính khi sinh, phải có chính sách ưu tiên đối với phụ nữ và những gia đình sinh con một bề là gái. Cần rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, tuyệt đối cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính khi sinh.
Trong tất cả các giải pháp, quan trọng nhất vẫn là truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của người dân để họ tự nguyện tham gia vào việc giảm thiểu mất CBGT khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.
Khu vực thành thị có sự lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu, trong khi khu vực nông thôn xuất hiện nhiều ở lần sinh thứ 2 trở đi. Tỷ số giới tính khi sinh cũng thường cao ở những gia đình có kinh tế khá và ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao |
THÁI SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin