Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện phương châm “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội”, nhiệm kỳ qua (2009- 2014), sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, ra sức hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện phương châm “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội”, nhiệm kỳ qua (2009- 2014), sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, ra sức hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Đối với đồng bào dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi tín ngưỡng tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước
Với vai trò là thành viên UBMTTQ cơ sở, sư cả và các vị sư sãi chùa Kỳ Son (ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ- Tam Bình) đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép với nội dung sinh hoạt ngày rằm, ngày lễ, các buổi thuyết pháp cho phật tử về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn phương thức làm ăn mới, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng, nâng cao cuộc sống.
Để góp phần vào công tác tuyên truyền vận động bà con trong ấp xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sư sãi và Ban quản trị chùa Mới Gia Kiết (ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ- Trà Ôn) đã thường xuyên thuyết giảng, quan tâm nhắc nhở sư sãi cùng Ban quản trị chùa và bà con phật tử phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; tích cực tham gia phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Hiện chùa có 1 phòng đọc sách, 1 dàn nhạc ngũ âm, 1 chiếc ghe ngo, đáp ứng phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa của phật tử. Theo sư cả Kim Sa Rinh, đời sống, việc làm của bổn đạo được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cho đào tạo học nghề, tạo việc làm nên ngày càng ổn định, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ khá giàu tăng lên.
Tại xã Đông Thành (TX Bình Minh), đồng bào dân tộc Khmer hầu hết đều theo Phật giáo
Chùa Tòa Sen đã tích cực tham gia cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nếp sống văn minh nơi thờ tự và nhất là cuộc vận động chung tay xây dựng nông thôn mới.
Sư sãi, Ban Quản trị chùa Tòa Sen đổi mới nội dung sinh hoạt phật sự, hàng tháng vào ngày 15, 30, sư dành 10- 15 phút để nói chuyện, tuyên truyền về làm kinh tế, sản xuất, nâng cao đời sống; về việc học hành của con em; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
Nhà chùa còn kết hợp với các ngành, các cấp tuyên truyền về kinh tế- xã hội của địa phương, về chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt, năm 2014, nhà chùa phối hợp với Hội đồng Giáo dục quốc phòng- an ninh tỉnh mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 170 vị sư sãi, ban quản trị các chùa và bà con dân tộc Khmer.
Qua các hoạt động, đến nay đời sống của đồng bào Khmer đã khởi sắc, xóa đói giảm nghèo khá nhanh. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo là 36%, đến năm 2014 còn 14,2%. Có 90% hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, hơn 300 lao động có việc làm ổn định.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Chính quyền, nhà chùa và bà con đồng bào dân tộc Khmer hiện rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí, và khi có trình độ thì mới xóa đói giảm nghèo được.
Do vậy, các sư sãi chùa Tòa Sen luôn nhắc nhở, động viên các em đến tuổi vào trường học, cùng chính quyền, đoàn thể giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể.
Xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đúng độ tuổi và đang phổ cập THPT. Nhà chùa còn thường xuyên mở các lớp dạy ngữ văn Khmer và các lớp sơ cấp Pali phục vụ việc tu học và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer.
Theo sư cả Thạch Chanh Nhenh- chùa Kỳ Son, hàng năm chùa tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống dịp Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sen Dolta, lễ Ok Om Bok, lễ Phật đản, lễ đi tu,... Chùa vẫn là nơi tôn nghiêm, tập hợp sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Khmer, là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Lãnh đạo các cấp đến thăm và tặng quà Đại đức Thạch Bước- sư cả chùa Tòa Sen (xã Đông
Ngoài ra, các đoàn- đội văn nghệ của địa phương thường xuyên tổ chức thi diễn, giao lưu văn nghệ, trưng bày hình ảnh. Mỗi đợt, thu hút hàng ngàn lượt đồng bào đến xem và cổ vũ, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa- văn nghệ dân tộc.
Chính quyền đã tạo điều kiện cho các chùa bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc như: trang bị dàn nhạc ngũ âm, trống sa dăm, ghe ngo để biểu diễn, thi đấu trong tỉnh và khu vực.
Các hoạt động khác như trò chơi dân gian, thể dục, thể thao cũng được chú trọng. Phong trào đọc sách báo trong chùa cũng được các cấp chính quyền tạo điều kiện và trang bị phòng đọc, tủ sách, kệ sách, các loại sách, báo tiếng Việt, tiếng Khmer..., rất thuận tiện cho các vị sư, đồng bào Phật tử tiếp thu, nghiên cứu; nhất là trong những ngày rằm, lễ lớn. Mỗi năm, ngày càng có nhiều ngôi chùa Khmer trong tỉnh được công nhận là cơ sở tôn giáo văn minh.
Bài, ảnh: YẾN XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin