Việc tư vấn tâm lý cho lứa tuổi học sinh (HS), nhất là các em THPT là rất cần thiết và quan trọng. Một khảo sát mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy có tới hơn 93% HS, sinh viên được hỏi gặp phải những vướng mắc cần được chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cũng như nhân viên tư vấn còn “thiếu trầm trọng”.
Việc tư vấn tâm lý cho lứa tuổi học sinh (HS), nhất là các em THPT là rất cần thiết và quan trọng. Một khảo sát mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy có tới hơn 93% HS, sinh viên được hỏi gặp phải những vướng mắc cần được chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cũng như nhân viên tư vấn còn “thiếu trầm trọng”.
Nhu cầu được tư vấn của bạn trẻ là rất lớn.
Thiếu đủ thứ
Không có cơ sở vật chất, không có kinh phí tổ chức hoạt động và không có cán bộ chuyên trách được đào tạo bài bản là những khó khăn điển hình ở tất cả các trường THPT trong tỉnh Vĩnh Long cũng như cả nước hiện nay.
Cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý trong các nhà trường là kiêm nhiệm, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trường THPT Trà Ôn có ban tư vấn tâm lý HS gồm 6 người “có tâm lý” nhất và ở đủ các môn, bộ phận. Ông Đặng Hoàng Dũng- Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Long cho biết: Giáo viên dạy Ngữ văn và Giáo dục công dân làm công tác kiêm nhiệm tâm lý cho HS. Tuy nhiên, các em cũng ít chủ động đến phòng nhờ tư vấn.
Những cán bộ tư vấn tâm lý này tuyệt nhiên không có phụ cấp tư vấn và chưa qua một lớp đào tạo nào mà chỉ dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân. Còn về các hoạt động ngoại khóa tư vấn tâm lý,… thì dĩ nhiên không có, vì không có kinh phí tổ chức.
Trong khi đó, nhiều trường THPT không có phòng tâm lý mà phải ghép chung với thư viện. Thầy Hiệu trưởng Đỗ Văn Sử- Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự nói: “Trường chúng tôi thiếu khoảng 10 phòng, bao gồm phòng làm việc và phòng chức năng. Cho nên, các phòng đều phải ghép, như thư viện ghép phòng tư vấn tâm lý, phòng giáo viên ghép với văn phòng và phòng Ban giám hiệu. Thầy cũng cho biết thêm: “Năm học qua, không có HS nào đến nhờ tư vấn tâm lý cả”.
Nhu cầu tư vấn tâm lý cho HS là rất cần, bởi các em đang ở lứa tuổi bồng bột và dễ lạc lối nên cần có những định hướng và cần có người khơi thông tư tưởng. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất và giáo viên thiếu cũng như chưa có hoạt động cho các bạn nói lên suy nghĩ của mình thì việc tư vấn tâm lý trong nhà trường còn rất khó khăn.
Cần rất cần
Đời sống tinh thần của giới trẻ hiện nay đang báo động với những biểu hiện lệch lạc. Đời sống cá nhân, cái tôi được đưa lên quá cao và đôi khi vô cảm trước những nỗi đau của mọi người xung quanh. Do đó, định hướng bằng các biện pháp tâm lý là rất cần thiết. Tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng gia tăng theo lứa tuổi.
Áp dụng Đề án P06 của Sở GD- ĐT Vĩnh Long nhằm tăng cường tính trách nhiệm, minh bạch cho HS, Trường THPT Trà Ôn từ năm học trước đã thực hiện bảng thông tin điều em muốn nói và hộp thư em mong muốn gì ở người lớn. Hộp thư đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của HS.
Theo thầy Hiệu trưởng Hoàng Văn Thắng thì: “Tôi thật bất ngờ với những câu hỏi, những tâm sự của các em gửi đến. Có những vấn đề tế nhị đến mức nếu không được giải quyết kịp thời, có thể các em sẽ bỏ học”.
Một giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm nhiều năm chia sẻ: Đầu năm học mới, ngoài nắm học lực, tôi còn hỏi thăm giáo viên chủ nhiệm năm trước về tình hình học tập của các em để theo dõi. Khi thấy năng lực học tập, hạnh kiểm của em nào có xu thế giảm, thái độ ứng xử trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày của HS đi xuống phải kịp thời tìm nguyên nhân mà tư vấn, giúp đỡ.
Nhiều HS cho rằng mình chưa dám đến phòng tâm lý của trường vì ngại và vì “sợ bị la”. Bởi lẽ, các em có đôi khi phạm sai lầm cần được hướng dẫn cách cứu vãn, thay vì vậy giáo viên lại khiển trách. Do vậy, việc đào tạo giáo viên có kỹ năng tư vấn tâm lý cho các em là việc rất cần thiết.
Nhiều trường có biện pháp riêng để tư vấn cho HS mình trong tình hình mới. Trường THPT Vĩnh Long có đội HS làm cầu nối để nắm bắt tình hình các bạn trong lớp để báo giáo viên và kịp thời động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó cũng là một trong những giải pháp xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực của trường. Một số giáo viên xem trang mạng xã hội là nơi nắm bắt tâm tư, tình cảm của học trò mình. Từ đó, kịp thời tư vấn và giúp đỡ các em.
|
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin