Phân loại rác thải, vẫn bó tay?

08:11, 19/11/2014

Ở gần trước cổng ngôi trường nằm trên đường Mậu Thân (TP Vĩnh Long) vào buổi chiều nhập nhoạng, một người đàn ông kéo chiếc xe ba gác nhỏ, dừng lại bên thùng rác ven đường, đổ hết rác ra, nhặt bao ny lông, hộp lon, chai nước… bỏ vào bao tải mang theo.

Ở gần trước cổng ngôi trường nằm trên đường Mậu Thân (TP Vĩnh Long) vào buổi chiều nhập nhoạng, một người đàn ông kéo chiếc xe ba gác nhỏ, dừng lại bên thùng rác ven đường, đổ hết rác ra, nhặt bao ny lông, hộp lon, chai nước… bỏ vào bao tải mang theo.

Rồi lại chịu khó gom phần rác còn lại bỏ trở vào thùng. Vài người phụ nữ bên đường đứng ngó qua, nói “ông lượm rác này “chịu khó” lắm, ổng lựa rác xong là cũng dọn dẹp sạch sẽ, không bao giờ bỏ lại bừa bãi”.

Từ chuyện này lại dẫn đến chuyện khác. Một người đàn ông vẻ hiểu biết, nói: Ở nước ngoài, thấy trong nhà người dân bao giờ cũng có 2 thùng rác. 1 thùng để đựng rác hữu cơ tự phân hủy, như thức ăn thừa, rau củ hư... 1 thùng để đựng rác vô cơ (chai lọ, bao ny lông, kim loại...) trước khi đưa ra xe thu gom của nhân viên vệ sinh đô thị. Cái nào ra cái nấy. Người thu rác không cần phải chọn lựa lại và nó được đưa đến nhà máy tái chế hoặc bãi rác cần xử lý.

Trong khi đó, tại một số đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, dù chương trình phân loại rác đã vài ba lần được triển khai thí điểm, song lại thường “chết yểu”. Mà nguyên nhân chủ yếu được cho là do chưa có phương pháp thích hợp, người dân chưa hiểu, chưa đồng thuận, dẫn đến không chú ý thực hiện.

Thiết nghĩ, để có nếp sống văn minh, đô thị xanh- sạch- đẹp,… trước hết phải bắt đầu từ người phố. Cùng với việc tuyên truyền để người dân ý thức, cũng cần có trang thiết bị đồng bộ cho việc phân loại rác, thời gian và cách thức thu gom,… Những việc này dù khó xem ra cũng cần cố gắng làm, để sớm đạt tới nếp sống văn minh, đô thị văn minh, hiện đại.

NGUYÊN CHƯƠNG

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh