Hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến các đô thị ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD). Do đó, quy hoạch đô thị trong tương lai cần lồng ghép các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH, NBD.
Ngã tư Hoàng Thái Hiếu và Hưng Đạo Vương ngập nặng vào mùa mưa lũ.
Hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến các đô thị ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD). Do đó, quy hoạch đô thị trong tương lai cần lồng ghép các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH, NBD.
Bị tác động do hạ tầng yếu kém
ĐBSCL hiện có khoảng 160 đô thị, theo TS. Kiến trúc sư Trần Thị Lan Anh- Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), kịch bản BĐKH năm 2012, nước biển dâng lên 1m thì 13 tỉnh- thành ĐBSCL có nguy cơ ngập nặng.
Trong đó, 63 đô thị có nguy cơ ngập cao: từ dưới 1m đến trên 3m (có cả đô thị loại I là TP Cần Thơ). Theo đó, hơn 1 triệu dân đô thị sẽ chịu tác động. Vĩnh Long nằm trong 23 điểm đô thị có khu vực ngập dưới 1m.
Bên cạnh, NBD sẽ gây úng, ngập và nguy cơ xâm thực mặn, ảnh hưởng tới cung cấp nước sạch, phát triển hạ tầng cơ sở đô thị.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền
Trong tương lai, mùa mưa ở ĐBSCL có thể xuất hiện trễ hơn, tổng lượng nước mưa hàng năm giảm. Trong khi nước biển sẽ dâng cao hơn, nước ngọt đổ về ít hơn nên xâm thực dự báo sẽ nặng nề hơn. Nguyên nhân là do các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh.
TS. Lưu Đức Cường- Giám đốc Viện quy hoạch môi trường, Hạ tầng kỹ thuật Đô thị- Nông thôn, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho biết:
Với những đặc điểm điển hình về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các hiện tượng lũ lụt, triều cường, NBD, gió lốc… gây ra xâm nhập mặn vào mùa khô, ngập úng vào mùa mưa và sạt lở bờ sông Tiền.
Tuy nhiên, bên cạnh các hiện tượng liên quan đến BĐKH gây nên còn do hoạt động phát triển đô thị thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Hiện nay, rất nhiều đô thị trong vùng có hệ thống hạ tầng yếu kém (đặc biệt là hệ thống hạ tầng phục vụ thoát nước).
Thêm vào đó, hệ thống tiêu thoát của nhiều đô thị đã cũ kỹ, xuống cấp. Hầu hết sử dụng hệ thống thoát chung, không đảm bảo năng lực thoát nước trong điều kiện hiện nay chứ chưa tính đến các kịch bản BĐKH trong tương lai.
Tại Vĩnh Long, theo khảo sát của đề tài “Xác định dòng chảy thủy văn đô thị trên địa bàn TP Vĩnh Long” do TS. Trương Văn Hiếu- Phân viện Khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam chủ nhiệm, TP Vĩnh Long đang đối đầu với tình trạng chung của các đô thị Châu Á là “hạn hán và lũ lụt trong thành phố” và chịu áp lực lớn về thoát nước chống ngập do không đồng bộ trong đầu tư hạ tầng cơ sở.
73% đất đai thành phố có cao trình từ 0,8- 14m (thấp hơn mốc quốc gia +1,6m) nên khá nhạy cảm với chế độ mực nước trên các sông rạch dưới tác động của triều cường. Bên cạnh, hệ thống thoát nước còn “khiêm tốn” so với tình hình phát triển đô thị. Hệ thống thoát nước đã được xây khoảng 40- 50 năm nên xuống cấp nhiều, trong khi chỉ đầu tư tập trung ở khu vực trung tâm các phường hay ven các trục lộ chính.
Hệ kinh rạch tự nhiên đi ngang qua TP Vĩnh Long cũng đảm trách là hệ thống thoát nước chính. Một số rãnh thoát nước có sửa chữa hoặc làm mới khi mở rộng thành phố nhưng vẫn nhỏ. Mặt khác, do quản lý không tốt nên khả năng thoát nước kém…
Theo đó, tình hình ngập phân bố rải rác ở các phường trung tâm vào mùa mưa và các kỳ triều cường trong năm, nhiều tuyến ngập sâu đến 30- 40cm như đường Mậu Thân, Hoàng Thái Hiếu…
Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch đô thị
Theo TS Lưu Đức Cường, Việt
Trong đó, ngành xây dựng đóng vai trò chủ chốt. Vì vậy, việc phân tích nhìn nhận các tác động của BĐKH trong phạm vi ngành xây dựng rất cần thiết nhằm đưa ra chương trình hành động cấp bách của ngành. Đồng thời, nhằm đề xuất nội dung cho kế hoạch ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị. Một số nhóm giải pháp thích ứng đã được đưa ra.
Trong đó, nhóm giải pháp về tăng cường năng lực: cần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp cơ sở. Đồng thời, nâng cao năng lực của người dân về ứng phó với BĐKH, bảo vệ các công trình đầu mối hạ tầng, hành lang thoát nước đô thị.
Cần lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quy hoạch đô thị.
Bên cạnh, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, quỹ hỗ trợ quốc tế trong việc xây dựng, triển khai các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án về ứng phó với BĐKH.
TS. Kiến trúc sư Trần Thị Lan Anh cũng cho rằng, cần lồng ghép, tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành. Đồng thời, rà soát lại các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, lồng ghép các vấn đề BĐKH, xem xét tới các vấn đề ngập úng, trượt lở; đầu tư xây dựng các kè, vách taluy tại các khu vực trọng yếu.
Đặc biệt, cần liên kết phát triển đô thị để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Trong quá trình xây dựng TP Vĩnh Long thành đô thị bền vững về môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long Đoàn Thanh Bình cho biết, yêu cầu được đặt ra ở tất cả các khâu: từ quy hoạch, phát triển đến quản lý đô thị.
Trong đó, rà soát lại quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, đưa quan điểm phát triển xanh, tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch. Bên cạnh, tiết kiệm tài nguyên đất đai, ưu tiên phân bổ đất công để nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị. Đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế ảnh hưởng có hại của BĐKH, NBD, chống ngập đến các khu đô thị.
TS. Kiến trúc sư Trần Thị Lan Anh
Cần sớm nghiên cứu xác định tác động của BĐKH, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đô thị... biến thách thức của BĐKH, NBD thành cơ hội mới cho phát triển toàn vùng, từng tiểu vùng và từng đô thị.
TS Lưu Đức Cường
Quy hoạch thoát nước và quy hoạch đô thị nên tiếp cận về ứng phó với lũ lụt, thiên tai nên tiếp cận trên phương diện đón nước, hoạch định đường đi cho nước. Đồng thời, không nên đối kháng với BĐKH mà phải giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
|
Bài, ảnh:
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin