Hai Lúa tui là nông dân, nên cũng hổng rành chuyện thi cử, nhất là thi công chức. Nhưng vì hôm rồi thằng cháu nhà tui nó đi thi công chức nên mình quan tâm và mới... bật ngửa nhiều chuyện chưa hợp lý trong đánh giá trình độ ngoại ngữ của công chức, nên mạn phép lạm bàn chút, cũng là để mọi người cùng ngẫm nghĩ thử xem.
Hai Lúa tui là nông dân, nên cũng hổng rành chuyện thi cử, nhất là thi công chức. Nhưng vì hôm rồi thằng cháu nhà tui nó đi thi công chức nên mình quan tâm và mới... bật ngửa nhiều chuyện chưa hợp lý trong đánh giá trình độ ngoại ngữ của công chức, nên mạn phép lạm bàn chút, cũng là để mọi người cùng ngẫm nghĩ thử xem.
Thằng nhỏ nói nó có cái bằng ngoại ngữ tiếng Anh quốc tế, nhưng không được chấp nhận, mà phải là bằng “B”, mà bằng này thì nghe nói hiện nay có rất nhiều trường được quyền tổ chức thi và cấp, nên chất lượng cũng không đồng đều nhau. Cũng theo thằng cháu, thì nó bảo có 5 ngoại ngữ
được quy định thi công chức là: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung. Theo thiển nghĩ của Hai Lúa tui thì cái quy định này, chắc là theo khung của... “Liên Hiệp Quốc” quá. Nghĩ kỹ lại nó cũng hổng có dính dáng gì đến tình hình thực tế của từng vùng, từng khu vực hay nhu cầu của từng địa phương.
Hai Lúa tui thí dụ vầy: Ở xứ miền Tây mình có đến 10% dân số là đồng bào Khmer, thì rõ ràng đây là ngôn ngữ quan trọng hàng ngày, hàng giờ với nhiều công chức phải tiếp xúc, giao lưu với bà con, mà tiếng Khmer hổng rành thì làm sao công việc đạt hiệu quả.
Một bất hợp lý nữa, ở xứ mình biết cơ hội nào mới dùng đến tiếng Nga, tiếng Đức- thậm chí cả tiếng Pháp, trong khi hiện giờ sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước mình và nước Nhật thì ngày càng trở nên quan trọng, thì lại không thi. Bạn của thằng cháu Hai Lúa tui nó đi học bên Nhật về, mà cái bằng ngoại ngữ đó không được chấp nhận.
Quy định là quy định, đương nhiên phải chấp hành, nhưng sự cứng nhắc, lối mòn, có bảo đảm là chúng ta đã chọn đúng, không bỏ sót những người có năng lực “thiệt” hay chưa? Hai Lúa tui nghĩ sao nói vậy, hổng biết có hợp lý không, có gì mong các vị có trách nhiệm... bỏ qua. Chỉ là “lời quê góp nhặt dông dài”, vậy thôi!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin