
Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng (nhiệm vụ số 6) là: “Xây dựng các chương trình thông tin chuyên đề trên báo in, báo điện tử, các đài phát thanh- truyền hình phục vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển nghề CTXH”.
Nhân viên chăm sóc trẻ bị bỏ rơi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng (nhiệm vụ số 6) là: “Xây dựng các chương trình thông tin chuyên đề trên báo in, báo điện tử, các đài phát thanh- truyền hình phục vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển nghề CTXH”.
Với tổng kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng, mục tiêu của đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Việt Nam có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi, 5,3 triệu người tàn tật, 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 1,3 triệu đối tượng cần sự trợ giúp xã hội,... Tuy nhiên, đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 35.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.
Theo tính toán, để đạt được tỷ lệ 1 cán sự CTXH chuyên nghiệp/10.000 dân, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam sẽ cần đội ngũ khoảng 15.000 người làm CTXH chuyên nghiệp, 50.000 người bán chuyên nghiệp và khoảng 150.000 cộng tác viên CTXH cấp xã.
Tin, ảnh: MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin