
Vụ cháy nhà trên đường Nguyễn Trãi (Quận 5- TP Hồ Chí Minh) làm chết 7 người trong một gia đình vào rạng sáng 16/9/2014 khiến người dân hết sức bàng hoàng. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đến các gia đình, cần trang bị phương án phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và kỹ năng thoát hiểm để tránh thương vong.
Vụ cháy nhà trên đường Nguyễn Trãi (Quận 5- TP Hồ Chí Minh) làm chết 7 người trong một gia đình vào rạng sáng 16/9/2014 khiến người dân hết sức bàng hoàng. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đến các gia đình, cần trang bị phương án phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và kỹ năng thoát hiểm để tránh thương vong.
Mỗi người cần trang bị kiến thức về PCCC để tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
Lúc 3 giờ sáng 16/9, căn nhà số 416 Nguyễn Trãi (Phường 8, Quận 5- TP Hồ Chí Minh) bất ngờ phát hỏa. Thông tin ban đầu có 7 người chết. Vụ việc gây chấn động, kinh hoàng cho người dân cả nước, đặc biệt là các hộ đang sống ở đô thị bởi nhà ở phố thường san sát nhau.
Câu hỏi đặt ra là nhà ở phố phải được thiết kế như thế nào, dân phố phải ứng xử ra sau để đảm bảo an toàn PCCC? Theo đánh giá ban đầu của Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ TP Hồ Chí Minh, căn nhà có diện tích khoảng 4x14m, có một gác gỗ. Tầng trệt là nơi chứa hàng hóa làm tóc như ghế, giường nằm, bồn rửa và các loại sơn móng...
Tuy nhận được tin báo là lực lượng cảnh sát PCCC đến kịp thời để dập tắt lửa hoàn toàn nhưng không cứu được 7 nạn nhân và tài sản đều cháy rụi bởi căn nhà nhỏ, không lối thoát hiểm lại chứa nhiều nguyên vật liệu làm tóc, dung môi dễ cháy nên các nạn nhân không thể thoát ra được và chết ngạt vì khói và khí độc.
Anh Nguyễn Hoàng Duy cho biết: Phần lớn nhà phố ở Sài Gòn hay các đô thị đều là nhà liền kề. Phía sau không có lối thoát. Nhà nào có gác 2, tầng 3 thì có thể thoát được qua phía trên lầu, còn những nhà chỉ có 1 lối thoát duy nhất là qua cửa trước thì nạn nhân không thể thoát nếu lửa cháy phía cửa trước.
Đồng thời, người dân sợ trộm nên phần cửa trước rất kiên cố có khi cửa khóa 2- 3 lớp để chống trộm. Khi cháy thì người trong nhà quáng quàng tìm không ra chìa khóa (do không có quy ước chung), bên ngoài thì không thể phá khóa bên trong được.
Theo anh Hoàng Việt, sống giữa thành phố chật hẹp mà người thì đông chúng ta nên nghĩ đến cách đề phòng hỏa hoạn. Nếu là người nhà thì chìa khóa cửa chính để ở đâu mọi người trong nhà phải biết và mỗi người cần biết trang bị kỹ năng PCCC và cách thoát hiểm cần thiết để khi chẳng may xảy ra sự cố phải bình tỉnh, phản ứng nhanh nhẹn.
Trả lời phỏng vấn báo chí khi xảy ra vụ cháy lớn trên, Đại tá Lê Tấn Bửu- Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho rằng, đa số nhà thành phố đều liền kề nhau, thiếu các giải pháp cửa hậu để thoát hiểm thì người dân phải hết sức cảnh giác, không xếp hàng hóa choán hết các lối đi.
Đồng thời phải tự tạo những đường thoát hiểm cho phù hợp như: tính toán trổ mái lên trên, hoặc tính toán đường thoát nạn sang nhà bên cạnh, thậm chí trang bị một số vật dụng cần thiết (búa) phục vụ cho việc mở đường thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
Các nhà phố nên gắn các thiết bị báo cháy trong nhà để khi xảy ra sự cố thì hay biết để thoát thân. Khi nhà tạo ra được những khoảng trống thông thoáng như vậy, nếu xảy ra cháy sẽ giúp khói thoát ra ngoài nhanh hơn, đồng thời có lối để người nhà thoát nạn kịp thời.
Các nhà phố, nhất là các nhà thường gắn liền với buôn bán cần hạn chế tối đa sắp xếp hàng hóa dễ cháy như dung môi, xăng dầu, vải, gas… trong nhà.
Cần quản lý tốt các nguồn điện, nguồn nhiệt, đặc biệt mỗi nhà cần trang bị hệ thống cầu dao tự động, để khi xảy ra chập điện hoặc rò rỉ điện có thể tự động ngắt. Phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình gas, tủ lạnh, máy lạnh,…
Khi xảy ra hỏa hoạn, tâm lý chung thường rất hoảng hốt, cố thoát thân và thu vén đồ đạc có giá trị mà quên mất các kỹ năng tối thiểu để thoát khỏi đám cháy. Một yếu tố rất quan trọng đối với người dân khi xảy ra hỏa hoạn là phải hết sức bình tĩnh.
Về nguyên tắc, khói thường lan tỏa bốc lên trên, vì vậy khi xảy ra cháy, người dân cần cúi người thấp xuống men theo tường tìm đến lối thoát hiểm; dùng khăn, vải thấm nước che kín miệng, mũi để tránh nguy cơ bị ngạt khói. Tránh núp vào trong phòng, nhà vệ sinh khi xảy ra cháy, vì những nơi này thường kín rất dễ bị ngạt.
Theo Thiếu tá Huỳnh Văn Phúc- Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ- Công an tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy nổ gây ra, công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao kiến thức về PCCC là hết sức cần thiết để người dân đề cao ý thức phòng ngừa. Về góc độ gia đình, cần lưu ý những ngọn lửa trần. Mặt khác, cần quan tâm đến khoảng cách an toàn của nơi thờ cúng, tín ngưỡng: cách ly những vật dễ cháy, dẫn nhiệt ra khỏi nơi có nguồn lửa. Bếp ăn gia đình cần được lưu ý, thói quen hút thuốc lá cũng là mối đe dọa. Nhiều người hút thuốc quăng tàn bừa bãi trong khi không dập tắt lửa dẫn đến cháy nổ.
Ông nhấn mạnh: Ngay từ bây giờ, mỗi người cần có trong tay số điện thoại của cơ quan điện lực nơi gần nhất để khi có sự cố thì “alô” để họ cô lập hệ thống điện. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ các thiết bị sử dụng điện và phát nhiệt trong nhà để có biện pháp phòng ngừa, xử lý khi xảy ra sự cố |
Bài, ảnh: SONG ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin