Sơ cấp cứu là một trong những yếu tố ban đầu rất quan trọng để cứu người. Cấp cứu không kịp thời, không đúng cách thì nguy cơ dẫn đến tử vong là rất cao. Vì thế Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Hãy là người anh hùng” cho ngày Sơ cấp cứu thế giới năm nay.
Thực hành sơ cấp cứu do Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức.
Sơ cấp cứu là một trong những yếu tố ban đầu rất quan trọng để cứu người. Cấp cứu không kịp thời, không đúng cách thì nguy cơ dẫn đến tử vong là rất cao. Vì thế Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Hãy là người anh hùng” cho ngày Sơ cấp cứu thế giới năm nay.
Ai cũng có thể học và tham gia sơ cấp cứu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, mang lại nhiều tiện ích phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của con người, nhưng đâu đó xung quanh ta hàng ngày luôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích.
Những tai nạn thường xảy ra như đuối nước, tai nạn lao động, giao thông, nghề nghiệp,… gây ra những đau thương, tổn thất cho người thân, gia đình và trật tự xã hội.
Nếu mỗi người chúng ta có được những kiến thức cơ bản về động tác sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn, biết xử trí đúng cách thì chắc chắn sẽ hạn chế rất nhiều những thương tổn do tai nạn gây nên.
Biết tự sơ cứu cho bản thân mình và sơ cấp cứu cho người khác là phương châm từ lâu Hội Chữ thập đỏ thực hiện trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bà Trần Thị Tuyết Mai- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long cho biết, sơ cấp cứu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Luật Hoạt động chữ thập đỏ. Đối với Vĩnh Long, công tác này được Hội Chữ thập đỏ đặc biệt chú ý trong những năm gần đây.
Hàng năm, Tỉnh hội điều tập huấn bổ sung và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng và sơ cấp cứu cho lực lượng xe Honda khách ở các tuyến đường thường xảy ra tai nạn. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tập huấn về Luật Giao thông đường bộ, các quy định về an toàn giao thông, hội thi sơ cấp cứu tai nạn giao thông,…
Bà cho biết thêm: “Ai cũng có thể học sơ cấp cứu và tham gia sơ cấp cứu. Nếu nhiều người ở trong cộng đồng dân cư hiểu và biết cách sơ cấp cứu thì sẽ hạn chế được nhiều trường hợp đáng tiếc trước khi chở đến cơ sở y tế”.
Những năm qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh đã chú trọng quan tâm đến công tác chăm sóc khỏe ban đầu, đặc biệt là sơ cấp cứu tai nạn giao thông, tai nạn lao động ở những nơi thường xảy ra tai nạn.
Đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ sơ cấp cứu cho lực lượng thanh niên, tình nguyện viên ở các đội xe Honda khách, các tổ sơ cấp cứu trong tỉnh. Trong 8 tháng đầu năm 2014, đội ngũ này đã sơ cứu cho 149 trường hợp, chuyển viện cho 37 trường hợp.
Anh Nguyễn Ngọc Tân- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Bình Tân nói: Xuất phát từ nhu cầu thực tế, sự đóng góp của người dân và nhà hảo tâm, Hội Chữ thập đỏ huyện đã mua 2 ôtô cấp cứu với trên 800 triệu đồng để làm phương tiện vận chuyển cấp cứu.
Từ đầu năm đến nay, đã chuyển trên 150 ca cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Vĩnh Long và TP Hồ Chí Minh, cứu sống kịp thời hàng chục người trong cơn nguy kịch.
Tính đến nay, hệ thống Hội Chữ thập đỏ của tỉnh đã có 3 ôtô để vận chuyển cấp cứu và hàng trăm tình nguyện viên ở các nghiệp đoàn xe Honda khách được tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu, sẵn sàng sơ cứu và chuyển đến cơ sở y tế khi có tai nạn xảy ra ở những chốt cấp cứu của hệ thống hội.
Đẩy mạnh công tác sơ cấp cứu tại cộng đồng
Sơ cấp cứu ban đầu được Hội Chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội Các quốc gia và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt
Sơ cấp cứu ban đầu giúp hạn chế rất nhiều thương tổn và nguy cơ tử vong.
Anh Nguyễn Hoàng Xuân (xã Lộc Hòa- Long Hồ) là một trong hàng trăm người được tập huấn sơ cấp cứu do Hội Chữ thập đỏ tổ chức. Anh là người chạy xe ba gác trên Quốc lô 1A, đã từng sơ cấp cứu và chở người bị tai nạn giao thông đến cơ sở y tế, Anh Xuân cho biết:
“Tôi làm nghề chạy xe ba gác nên thường xuyên lưu thông trên đường và chứng kiến nhiều vụ va quẹt giao thông. Nếu biết kỹ năng cơ bản sơ cấp cứu thì rất có ích cho người bị nạn. Chẳng hạn như nếu tai nạn bị gãy tay hoặc gãy chân thì trước khi chuyển đi phải nẹp cố định tay, chân lại.
Những động tác xem như bình thường này nhưng rất cần thiết khi cấp cứu trong một trường hợp tai nạn. Nếu không cố định tay, chân hoặc không cầm máu thì trong lúc vận chuyển vết thương nạn nhân sẽ nặng thêm. Bản thân tôi cấp cứu được 5 trường hợp tai nạn giao thông, chở hàng chục người đi bệnh viện cấp cứu. Tôi thấy việc làm tôi thật có ý nghĩa”.
Với những việc làm thiết thực và có ý nghĩa vì sức khỏe cộng đồng, anh Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có nhiều đóng góp trong công tác sơ cấp cứu ban đầu tại cộng đồng.
An toàn là trên hết, ai cũng mong muốn điều đó. Nhưng, trong công việc và cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đi đứng, phải va chạm rất nhiều những phương tiện, vật dụng... tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. Nếu có một kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu thì sẽ giúp cho chúng ta tự tin hơn và sẵn sàng giúp đỡ khi thấy người khác gặp nạn.
Bài, ảnh: PHÚ THỊNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin