Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tiêu chí số 12 trong 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM). Cũng tiêu chí này nhưng trước đây được quy định là “Cơ cấu lao động”, sau đó được đổi thành “Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên” theo Thông tư số 41 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hướng dẫn số 499 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về thực hiện, đánh giá
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tiêu chí số 12 trong 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM).
Cũng tiêu chí này nhưng trước đây được quy định là “Cơ cấu lao động”, sau đó được đổi thành “Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên” theo Thông tư số 41 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hướng dẫn số 499 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về thực hiện, đánh giá các tiêu chí xã NTM.
Tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn nhưng mức thu nhập chưa cao.
Dễ đạt tiêu chí nhưng thu nhập còn thấp
Tiêu chí số 12 theo thông tư và hướng dẫn nói trên là “Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên”. Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi có khả năng lao động có việc làm thường xuyên từ 90% trở lên.
Theo đó, trong thời gian ngắn không chỉ tại các xã điểm mà đồng loạt nhiều xã khác có đăng ký hoặc không đăng ký đã đạt tiêu chí số 12. Theo thống kê của BCĐ xây dựng NTM tỉnh, (lúc tiêu chí 12 “Cơ cấu lao động” quy định “Còn bằng hoặc dưới 35% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp”) giữa năm 2013 chỉ có 30 xã đạt, nhưng đến đầu năm 2014 toàn tỉnh có 72/89 xã đạt tiêu chí này.
Qua tìm hiểu kỹ hơn, trên thực tế tại các xã nông thôn hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên như các địa phương thống kê là có thật. Tuy nhiên, chất lượng lao động và việc làm thường ở các lĩnh vực lao động chân tay giản đơn và đương nhiên thành quả lao động đem lại cho người lao động với mức thu nhập tương đối thấp.
Ngoại trừ những người chuyên lao động trồng màu ở một số xã của huyện Bình Tân, phần lớn là những người làm 2 vụ lúa trong năm, chăn nuôi hoặc làm tiểu thủ công nghiệp (đan đát các sản phẩm nói chung) đều có mức thu nhập không nhiều.
Một lao động làm việc thường thu nhập mang lại khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho bản thân trong điều kiện bình thường, chưa thể có tích luỹ khi bị ốm đau hoặc đến khi hết sức lao động. Nếu là lao động chính trong gia đình còn phải nuôi thêm một người thứ hai “ăn theo” do còn nhỏ hoặc tuổi già thì càng khó khăn.
Khi đề cập về tiêu chí 12, chúng tôi lại tâm đắc và xin nhắc lại lời của cố vấn BCĐ Trung ương về xây dựng NTM- Lê Huy Ngọ, cho rằng:
“Cái đích cuối cùng của việc xây dựng NTM là làm sao nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, chứ không phải là hoàn thành bao nhiêu tiêu chí. NTM không phải hoàn toàn là những công trình xây dựng tại chỗ mà phải làm sao cải thiện được đời sống người dân. NTM phải đem được giá trị mới, thu nhập mới đến từng người dân, hộ dân, đến từng làng xóm trong xã. Không nóng vội, bởi vì nguồn lực không nhiều,…”
Chỉ ra việc giải quyết cơ cấu lao động trong xây dựng NTM, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, lúc ông là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khi về chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX có đưa ra một ví dụ rất cụ thể: cứ 3 lao động thì cơ cấu để 1 người làm nông nghiệp, 1 người làm công chức hoặc lực lượng vũ trang, 1 người làm công nhân (lao động công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động).
Nếu làm được như ý kiến chỉ đạo đó thì chúng ta sẽ gỡ khó được tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động. Tuy nhiên, khi đi vào xây dựng NTM, nhiều địa phương nhất là các tỉnh ĐBSCL cho rằng “ở khu vực này mà lao động không làm nông nghiệp thì làm gì”.
Bởi theo tiêu chí “Cơ cấu lao động” và mục tiêu đến năm 2015, xã đạt chuẩn NTM phải có cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt tỷ lệ còn bằng hoặc dưới 35% là khó khả thi. Với kiến nghị của nhiều tỉnh, BCĐ Trung ương đã có sự điều chỉnh tiêu chí 12 là “Lao động có việc làm thường xuyên” nên nhiều địa phương rất dễ đạt, song mức thu nhập thấp và đời sống khó được nâng cao.
Nếu khó thì khi đạt sẽ bền vững hơn
Nếu tiêu chí 12 về cơ cấu lao động như phân tích của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì các địa phương dù khó thực hiện nhưng khi có giải pháp giải quyết nó thì tiêu chí thu nhập sẽ trở nên căn cơ hơn. Khi ấy, đời sống người dân nông thôn chắc chắn sẽ được cải thiện và nâng cao.
Những địa phương như xã Mỹ Thuận (Bình Tân) tăng nhanh được mức thu nhập bình quân đầu người nhờ giải quyết cơ cấu lao động một cách hợp lý như tập trung đào tạo nghề, tạo việc làm mới, giới thiệu lao động vào khu công nghiệp,… đến nay chỉ còn hơn 22% lao động trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; hơn 28% lao động chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; gần 36% lao động làm tiểu thủ công nghiệp và những ngành nghề khác ở nông thôn.
Ở Ấp 9 (xã Mỹ Lộc- Tam Bình) có Tổ dịch vụ sản xuất lúa thuê trọn gói với 66 thành viên chuyên làm thuê 110ha ruộng của ấp với 3 vụ trong năm và còn đi làm thuê cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã Mỹ Lộc.
Như vậy, một lao động nông nghiệp ở đây có khả năng làm được gần 2ha ruộng bằng cơ giới hóa và áp dụng kỹ thuật cao. Nếu tính tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% lao động của ấp, để phần lớn lực lượng lao động nông thôn tại Ấp 9 còn lại đi làm công nhân hoặc làm việc, lao động các ngành nghề phi nông nghiệp khác.
Chỉ đạo xã đạt chuẩn NTM Trung Hiếu (Vũng Liêm), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Diệp đã lưu ý: Trung Hiếu cần áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, nâng cao thu nhập là yếu tố quyết định nhất.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của xã theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất; mở rộng các loại hình dịch vụ tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, tạo việc làm mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Đối với xã NTM Mỹ Lộc (Tam Bình), ông Trương Văn Sáu- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ Xây dựng NTM tỉnh- đề nghị Đảng bộ xã Mỹ Lộc tiếp tục quan tâm phát triển sản xuất, tạo việc làm mới tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm chất lượng ngày càng cao. Chú ý các chỉ tiêu quan trọng như thu nhập, giảm nghèo, các chỉ tiêu vừa đạt còn thấp.
Theo kinh nghiệm của BCĐ xây dựng NTM nhiều địa phương, giải quyết hợp lý cơ cấu lao động sẽ tác động tích cực đến thu nhập và không ngừng nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Theo ông Đỗ Hoàng Huynh- UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt
|
Bài, ảnh: TRẦN ÚT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin