
Phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN- ĐVN) là động lực quan trọng giúp nữ công chức- viên chức, công nhân lao động (CCVC, CNLĐ) phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị và thiên chức của người phụ nữ trong gia đình. Hàng năm, có 90% nữ CCVC, CNLĐ đăng ký danh hiệu thi đua, phát huy vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN- ĐVN) là động lực quan trọng giúp nữ công chức- viên chức, công nhân lao động (CCVC, CNLĐ) phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị và thiên chức của người phụ nữ trong gia đình. Hàng năm, có 90% nữ CCVC, CNLĐ đăng ký danh hiệu thi đua, phát huy vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
![]() |
Các chị phấn đấu không ngừng để đạt danh hiệu “GVN- ĐVN”.
|
Đẩy mạnh thi đua, phát huy sáng kiến
Với số lao động nữ chiếm gần 50%, chị Trương Thanh Triêm- Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty CP Dược phẩm Cửu Long đã cùng với Ban nữ công lấy phong trào thi đua GVN- ĐVN làm động lực, phát động, khuyến khích nữ CNLĐ thi đua lao động sản xuất kinh doanh tốt, đảm đang quán xuyến việc nhà, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển, gia đình văn hóa.
Điều đáng ghi nhận là Ban nữ công CĐCS đã giúp công ty xây dựng nên một đội ngũ nữ năng động, sáng tạo, tự tin, hướng đến mục đích vì sự phát triển bền vững của công ty.
Theo chị Triêm, việc tuyên truyền, vận động phải hết sức tâm lý và tế nhị, phải chăm lo và giúp đỡ chị em khi cần. Quan tâm sức khỏe chị em qua việc tổ chức khám định kỳ và hỗ trợ chi phí lên tuyến trên điều trị, tạo môi trường làm việc tốt, không gây sức ép, góp phần tạo tinh thần thoải mái để chị em làm việc đạt kết quả cao.
CĐ đã tạo điều kiện cho chị em học tập nâng cao tay nghề và hưởng ứng tốt các phong trào thi đua “sáng kiến, cải tiến, tiết kiệm”. Đồng thời, tổ chức góp vốn xoay vòng, giúp vốn giải quyết khó khăn trong chị em phụ nữ, mỗi năm các chị nhận được từ 10- 20 triệu đồng để làm kinh tế phụ, góp phần cải thiện cuộc sống, an tâm công tác.
Qua 3 năm thực hiện phong trào (2010- 2013), có 11 chị được đề bạt vào bộ máy quản lý, có 73 sáng kiến được công nhận và đưa vào áp dụng, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng, có 28 chị được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng, trên 90% chị đạt danh hiệu thi đua từ lao động tiên tiến trở lên, trong đó, có 4 chị được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 95% đạt danh hiệu gia đình văn hóa; trên 90% đạt danh hiệu GVN- ĐVN.
Chị Triêm cho biết thêm, muốn phong trào thành công, bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực của từng cá nhân, cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo đơn vị và phần quan trọng “không thể thiếu” trong thành công của các chị chính là sự ủng hộ của gia đình, của người chồng, người cha trong gia đình.
Phát huy phong trào thi đua “hai tốt”
Từ cụ thể hóa phong trào GVN- ĐVN do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, CĐ ngành giáo dục đã phát động rộng khắp trong nữ cán bộ, giáo viên. Cô Hồ Thị Đào- Chủ tịch CĐCS Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự (Vũng Liêm) đã luôn phấn đấu hết sức mình để đưa phong trào đạt hiệu quả.
Cùng với phong trào thi đua chung của toàn ngành, nhiệm vụ và yêu cầu trọng tâm của phong trào “giỏi việc trường” trong nữ cán bộ, giáo viên trường là thi đua “hai tốt”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ và hoàn thành vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình.
Từ phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiêu biểu trong các lĩnh vực công tác, giảng dạy và xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, nhiều chị được công nhận giáo viên giỏi cấp trường, chiến sĩ thi đua các cấp, bằng khen UBND tỉnh, bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
CĐCS đạt vững mạnh, xuất sắc nhiều năm liền. Bản thân cô Đào cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, được hội đồng sư phạm nhà trường và Sở GD-ĐT tỉnh đánh giá cao, được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Mong mỏi của cô là “làm sao cho chị em có được môi trường làm việc thuận lợi nhất, có sức khỏe tốt nhất để phụ nữ khẳng định được vị trí, vai trò trong xã hội”.
Thành công nhờ sự sẻ chia của người bạn đời
Là Chủ tịch CĐCS Công ty CP In Nguyễn Văn Thảnh, chị Đoàn Thị Thanh Hương đã có những đề xuất rất thiết thực cho quyền lợi của nữ CNLĐ.
Do đặc thù công ty, vào dịp tết hoặc những sự kiện lớn của tỉnh, công ty thường phải huy động CNLĐ; trong đó, đa số là chị em phụ nữ đều làm thêm ca tối, chị Hương đã cùng với BCH CĐCS đề xuất công ty “bồi dưỡng đột xuất”, nhằm động viên tinh thần, bồi dưỡng sức khỏe cho chị em.
Trong 3 năm, tổng số tiền bồi dưỡng trên 36 triệu đồng. CĐCS còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNLĐ. Ban nữ công tạo điều kiện tốt để phát huy thế mạnh của từng cá nhân, tùy trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe của từng người để phân công nhiệm vụ phù hợp, khuyến khích chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả công tác cao.
Với những đóng góp trên, chị được chọn đi dự hội nghị biểu dương cán bộ CĐCS tiêu biểu toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Theo chị Hương, phải gắn phong trào GVN- ĐVN với phong trào thi đua lao động sản xuất. Một điều quan trọng cho sự thành công của người phụ nữ là sự sẻ chia, thông cảm của “một nửa còn lại”.
Nếu không có sự chia sẻ đó, thì chị em không thể cùng một lúc vừa GVN vừa ĐVN được, hy vọng các anh mãi đồng hành, là điểm tựa vững chắc để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Qua 3 năm (2010- 2013), có 254 chị đạt danh hiệu “GVN- ĐVN” cấp tỉnh; 974 chị đạt danh hiệu cấp trên cơ sở và 27.739 chị đạt danh hiệu cấp cơ sở.
|
Bài, ảnh: YẾN XUÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin