Nợ đọng BHXH càng cao... người lao động càng lo!

04:05, 09/05/2014

Từ tháng 1/5/2013, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định có lợi hơn cho người lao động như chế độ tiền lương, mức lương tối thiểu, xử lý nợ đọng BHXH... Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng nợ đọng BHXH đang ngày càng tăng cao.

Từ tháng 1/5/2013, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định có lợi hơn cho người lao động như chế độ tiền lương, mức lương tối thiểu, xử lý nợ đọng BHXH... Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng nợ đọng BHXH đang ngày càng tăng cao.

Thực trạng này là vấn đề đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ chiếm 6,28% số phải thu; điều đó đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động đang bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Việc doanh nghiệp nợ BHXH khiến các quyền lợi của người lao động như chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tử tuất… sẽ không được giải quyết ngay theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, do đơn vị nợ BHXH nên cơ quan BHXH không tiến hành chốt sổ BHXH để người lao động hoàn tất hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cá biệt có trường hợp người lao động được ký hợp đồng lao động từ 2008 đến nay nhưng vẫn không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp khi họ không còn làm việc, do chưa tìm được việc làm mới.
 
Khi người lao động đến công ty yêu cầu được chốt sổ BHXH để đi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới biết công ty chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH mặc dù hàng tháng người lao động vẫn phải trích từ tiền lương nộp cho công ty nơi họ làm việc.
 
Quá bức xúc, họ nộp đơn khiếu nại lên thanh tra lao động đề nghị xử lý. Lúc này mới biết là công ty của họ nợ BHXH của người lao động với số tiền hàng chục triệu đồng…

Nguyên nhân nợ BHXH kéo dài do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, lao động không có việc làm nhưng cũng có trường hợp đơn vị cố tình chiếm dụng vốn.

Năm 2013, ngành BHXH đã chủ động phối hợp với Sở LĐ-TB và XH, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có số nợ lớn, trong thời gian dài nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc, kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với phòng LĐ-TB và XH và liên đoàn lao động các huyện- thị- thành, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về BHXH, trong đó trọng tâm là công tác thu và truy thu nợ đọng.

Qua thanh- kiểm tra, đã phát hiện tình trạng vi phạm pháp luật tại nhiều đơn vị và đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý, thực hiện chính sách BHXH, làm chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ làm công tác BHXH cũng như chủ sử dụng lao động và người lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình khắc phục hậu quả sau thanh tra, kiểm tra, một số đơn vị vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm. Cuối tháng 8/2013, Chính phủ đã ra Nghị định 95/2012/NĐ-CP, trong đó có quy định phạt theo tỷ lệ từ 18- 20% tổng số tiền phải đóng BHXH, mức phạt tối đa là 75 triệu đồng.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến 31/3/2014, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT là 11.187,6 tỷ đồng, giảm 1.578,6 tỷ đồng so với tháng trước nhưng tăng 1.998,5 tỷ đồng (17,9%) so với cùng kỳ năm 2013.

Nguyễn Thị Thu Hương

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh