Đồng bào Khmer có khoảng 1,3 triệu người, hầu hết phân bố ở các tỉnh Nam sông Tiền. Và sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu. Do đó, đời sống bà con đa phần là khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nguồn cán bộ vừa yếu, vừa thiếu. Vấn đề ngôn ngữ, cũng hạn chế rất nhiều trong việc giao lưu trao đổi làm ăn trên địa bàn cộng cư: Kinh- Khmer- Hoa. Như vậy, làm thế
Đồng bào Khmer có khoảng 1,3 triệu người, hầu hết phân bố ở các tỉnh
Như vậy, làm thế nào để giải bài toán thoát nghèo và làm giàu bền vững cho đồng bào Khmer Nam Bộ?
Kỳ 1: Đột phá trên vùng đất khó
Học sinh dân tộc Khmer tan trường về ngang qua khu “An cư lạc nghiệp” ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu).
“Phải xác định từng không gian địa lý đặc thù, từ đó định hướng từng mô hình phù hợp. Sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ Trung ương làm vốn mồi, kết hợp với nguồn địa phương, xã hội hóa là “đòn bẩy”, bật lên những vùng đất khó”.
Trong 2 ngày cùng chúng tôi đi khắp địa bàn tỉnh Bạc Liêu, ông Sơn Kiên- Phó Trưởng Phòng Kế hoạch Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu) cứ nhắc đi, nhắc lại ý này…
“Vàng nằm dưới bãi biển”
“Muốn đưa các mục tiêu phát triển kinh tế của Trung ương cũng như các mô hình sản xuất vào đời sống, trước tiên nó phải phù hợp với từng nơi. Khi những đề án phát triển kinh tế phù hợp rồi thì bà con tin lắm, làm theo tốt lắm”- ông Sơn Kiên khẳng định.
Mà muốn vậy thì người cán bộ phải hiểu cho được bà con vùng ven biển sống ra sao; khu vực xen giữa thủy sản và nông nghiệp, bà con sống thế nào; hoặc đồng bào vùng thuần nông đang mong muốn gì?...
Tức là người cán bộ phải thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con, thì mới có cách nói, cách làm được ủng hộ. Nói như bà Trần Thị Hoa Ry- quyền Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu: “Hãy tuyên truyền những gì bà con cần, đừng tuyên truyền những gì mình có”.
Không nói suông, ông Sơn Kiên đưa chúng tôi đi ra biển thăm Hợp tác xã (HTX) Nghêu Thắng Lợi (phường Nhà Mát- TP Bạc Liêu).
Có lẽ đây là HTX có đông đồng bào dân tộc nhất ở ĐBSCL, đã tồn tại và phát triển bền vững thời gian dài, với trên 1.800 xã viên trong đó hơn 90% là đồng bào Khmer. Toàn bộ bà con nghèo thuộc 3 xã vùng ven biển này đều được đưa vào HTX, sử dụng nguồn hỗ trợ “74” của Chính phủ làm vốn tham gia.
Chúng tôi xắn quần lội xuống bãi nghêu cạn chạy xa ra biển cả cây số. Ông Kiên chỉ tay xuống dưới chân nửa đùa, nửa thật: “Mình đang đứng trên đống tiền tỷ đó”. Nếu vượt qua giai đoạn con nghêu đang ôm trứng, thì HTX thu vào chục tỷ như chơi.
Chỉ sợ những cơn mưa lớn đầu mùa, con nghêu trồi lên chết trắng bãi. Nhưng tính kỹ thì giống nghêu này rất phù hợp với bà con, bởi nó không “đỏng đảnh” như con tôm, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, vốn đầu tư cao mà giá cả trồi sụt thất thường.
Ông Nguyễn Văn Khôi- Phó Chủ nhiệm HTX cho biết: “Cái được của HTX là được sự đồng lòng, tin cậy của xã viên. Dù không phải năm nào cũng thắng lớn, nhưng có thể khẳng định, đời sống xã viên đang ngày một khấm khá. Đó cũng là động lực để chúng tôi quyết tâm vượt khó”.
Chị Thạch Thị Cương (xã Hiệp Thành- TP Bạc Liêu) cho biết: “Khi “trúng nghêu”, mỗi ngày 2 vợ chồng cào hơn 40kg, mừng lắm!” Rõ ràng đây là “nồi cơm” giúp đồng bào thoát cái cảnh lo chạy gạo từng bữa. Tuy nhiên, ông Sơn Kiên vẫn chưa hài lòng “dừng lại ở thoát nghèo”.
Người cán bộ có hàng chục năm bám cơ sở, là một trong những người mất ăn, mất ngủ cùng với HTX những ngày đầu thành lập, ông hiểu bà con, hiểu cái bãi nghêu này cặn kẽ lắm. Ngó mông lung ra biển, những phút trải lòng ông thố lộ giấc mơ làm giàu cho bà con:
“Đứng trên bờ nhìn xuống chỉ thấy biển, nhưng thả con nghêu xuống nó là bãi vàng. Chưa tính nghêu thịt, chỉ khu vực hồ ương nghêu giống, cứ bỏ chi phí 1đ cho 1 con nghêu thì khi bán trung bình 3 đ/con, có khi tranh nhau mua giá nó lên đến 7 đ/con. Bài toán dễ lắm, thả 1 tỷ con nghêu, là thu lại 3 tỷ đồng…”
Muốn thực hiện giấc mơ làm giàu đó, HTX cần đầu tư nguồn vốn mạnh. Với diện tích bãi biển được giao lên đến khoảng trên 600 ha, hiện chỉ mới khai thác hơn 100 ha. Ông Sơn Kiên mong mỏi nếu HTX đặc thù này được Ban Dân tộc chọn làm mô hình thí điểm, chắc chắn sẽ nâng tầm nó lên và có cơ sở pháp lý đề xuất, tranh thủ nhiều nguồn vốn khác, mới có thể nói là “làm ăn lớn”.
Bãi nghêu của HTX Nghêu Thắng Lợi được giao với diện tích khoảng 6km2. Nhiều xã viên là người đồng bào dân tộc Khmer đã thoát nghèo nhờ bãi nghêu này.
“Lo hết cho bà con”
Tạm biệt “giấc mơ làm giàu” ở bãi nghêu, chúng tôi về thăm xã Vĩnh Trạch Đông- nơi có cách hỗ trợ xây nhà rất hay cho bà con nghèo Khmer. Những căn nhà mới khang trang, xung quanh là hàng trăm mét vuông đất dành để trồng trọt rau cải.
Để làm được điều này quả là sự vận dụng sáng tạo nguồn vốn hỗ trợ và nỗ lực hết mình của chính quyền địa phương. Vậy nên, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) Lê Trường Hận đã mở đầu câu chuyện rằng: “Có bao nhiêu, lo hết cho bà con!”
Đây là dự án 300 căn nhà được hình thành từ năm 2011, đã bàn giao và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013. Từ nguồn vốn của tỉnh, cộng với xã hội hóa, địa phương đã khai thác quỹ đất để khi bà con vào nhà mới ở, ít nhất có miếng đất trồng trọt cải thiện đời sống.
Đối với bà con nghèo không có nghề ổn định, không có đất sản xuất, nếu chỉ giao căn nhà không thì “an cư chưa chắc đã lạc nghiệp”.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã, khi bàn giao nhà, khu này được đầu tư điện, nước đầy đủ. “Thậm chí cả đồ dùng sinh hoạt hàng ngày từ nồi, chảo, chén, mùng, mền,… cũng “lo luôn cho bà con”. Khi đó, bà con mới có thể an cư lạc nghiệp, từ từ thoát ra khỏi cái nghèo, cái đói,…”
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ ngay sau đó cũng được triển khai, tạo cơ hội để bà con có được công ăn việc làm ổn định, từng bước thoát nghèo.
Theo ông Hận, người dân trong khu dân cư sống chủ yếu bằng nghề biển, ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương thì tỉnh cũng như chính quyền địa phương hết sức quan tâm, suy nghĩ nhiều cách làm. Trong đó, có thể kể mô hình “Đỡ đầu hộ nghèo” đã và đang phát huy hiệu quả tích cực.
“Đỡ đầu hộ nghèo” là mô hình mà các chi bộ Đảng, các phòng, ban ngành, đoàn thể,… tùy khả năng mà nhận giúp đỡ hộ nghèo. Các đơn vị này sẽ trực tiếp đến các hộ, tìm hiểu nhu cầu xem họ cần gì. Như thế, việc thoát nghèo cũng được đảm bảo bền vững. Với 300 hộ đồng bào dân tộc, đến nay chỉ còn 14- 15 hộ nghèo.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới, chị Lưu Hồng Bé (ấp Biển Đông B- xã Vĩnh Trạch Đông) tâm sự, nếu như trước kia ở xóm Muối, đến cái ăn còn không có, nhà cửa ọp ẹp thì nay, nhờ chính quyền địa phương mà đời sống gia đình giờ đỡ lo nhiều rồi.
“Dự tính, sau một thời gian nữa, khi đất sản xuất được cấp xung quanh nhà hạ mặn, vợ chồng tôi sẽ trồng các loại rau màu, góp phần phát triển đời sống kinh tế. Hiện giờ, chồng thì đi biển, tôi ở nhà bán tạp hóa cũng đủ lo cho mấy đứa con ăn học…”. Chúng tôi cảm thấy vui lây những nụ cười chân thành rạng ngời trong ánh mắt, của những con người đã thật sự “bước ra khỏi cảnh khổ”.
Bạc Liêu còn rất nhiều câu chuyện hay, những nhân vật điển hình hay, rất phong phú đa dạng. Nhưng tất cả đều có chung một điểm, phía sau những nụ cười thoát nghèo, phía sau những giấc mơ làm giàu, luôn có bóng dáng của những cán bộ người Khmer gắn bó, sẻ chia và “lo hết cho
bà con”…
Ông Thạch Bông- Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp Biển Đông B (xã Vĩnh Trạch Đông) là người gắn bó với vai trò cán bộ gần dân nhất với trên 30 năm tâm sự: Có thể thấy rõ đời sống người dân tộc Khmer đang chuyển mình. Qua đó, thấy được sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền, đoàn thể, hiểu được từ những cái nhỏ nhất mà bà con muốn, bà con cần… Đồng thời cũng từ nhận thức đúng đắn muốn thoát nghèo, muốn làm giàu của đồng bào người dân tộc Khmer… |
Kỳ 2: Kinh tế vùng biên
Bài, ảnh: NHÓM PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin