Hôm nọ, trên đường đi làm về tôi thấy một người dùng sơn vẽ lên tường trước nhà câu “cấm đái- chó đái”. Tôi nói “Ở đây đông người mà, chắc không ai làm chuyện đó… đâu”. Anh nói: “Đúng là đông người nhưng chỗ này kín chỉ cần quay mặt vô là “tè” được rồi. Có nhiều người như vậy rồi, tôi cũng không chịu nổi nữa”.
Hôm nọ, trên đường đi làm về tôi thấy một người dùng sơn vẽ lên tường trước nhà câu “cấm đái- chó đái”. Tôi nói “Ở đây đông người mà, chắc không ai làm chuyện đó… đâu”. Anh nói: “Đúng là đông người nhưng chỗ này kín chỉ cần quay mặt vô là “tè” được rồi. Có nhiều người như vậy rồi, tôi cũng không chịu nổi nữa”.
Và đây không phải là nơi duy nhất trên địa bàn TP Vĩnh Long có dòng chữ “thô tục” này. Người viết lý giải “viết bình thường vẫn có người “tè” nên mới viết thô tục như vậy”.
Đối tượng “tè” bậy phần lớn là khách qua đường, các tiểu thương buôn bán vỉa hè, người bán vé số… và là “cánh mày râu”.
TP Vĩnh Long được thành lập năm 2009, là một thành phố trẻ so với các thành phố miền Tây Nam Bộ. Với gần 5 năm tuổi, thành phố đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội. Đặc biệt là trên lĩnh vực hạ tầng đô thị, những con đường mới, những công viên, những khu nhà ở, khu thương mại… dần dần được hoàn thiện.
Tuy nhiên, vấn đề nhà vệ sinh công cộng vẫn còn là vấn đề trăn trở. Chỉ những công viên lớn của thành phố mới có nhà vệ sinh công cộng nhưng do chưa được bảo quản, dọn dẹp, khai thác hợp lý dẫn đến mau xuống cấp, mất vệ sinh… làm người dân còn e ngại khi đi vệ sinh những nơi đây.
Tại các chợ phường, chợ Vĩnh Long, những nơi thường tập trung đông người mua bán,… và tại những trục đường chính trong thành phố vẫn chưa có nhà vệ sinh công cộng để phục vụ nhân dân.
Vì vậy tình trạng “tè” không đúng chỗ và những câu cấm “thô tục” viết cẩu thả trên tường vẫn còn diễn ra, làm mất mỹ quan đô thị, gây xấu hình ảnh người Việt Nam nói chung, người Vĩnh Long nói riêng trong mắt du khách nước ngoài.
NGUYỄN NGỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin