Trong những ngày diễn ra Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, có dịp đến các chùa, đi vào những phum sóc có đông đồng bào dân tộc đều cảm nhận được sự thay đổi.
Không khí đón tết nhộn nhịp trước cổng chùa.
Trong những ngày diễn ra Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, có dịp đến các chùa, đi vào những phum sóc có đông đồng bào dân tộc đều cảm nhận được sự thay đổi.
Tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã và vui tươi phát ra từ những ngôi nhà tươm tất, người dân vận áo mừng đến chùa, gương mặt hớn hở cho thấy đồng bào dân tộc Khmer vừa có thêm một cái Tết Chol Chnam Thmay sung túc và đầm ấm.
Khắp nơi vui tết
Trước và trong tết, lãnh đạo Tỉnh ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt, thăm tặng quà các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, tặng quà gia đình chính sách và gia đình đồng bào dân tộc nghèo tại các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Trong không khí vui tươi, đầm ấm, đoàn chúc Tết Chol Chnam Thmay của Tỉnh ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam tỉnh đến các chùa ân cần thăm hỏi tình hình cuộc sống, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… của bà con đồng bào Khmer.
Sân chùa Phù Ly 1 (ấp Phù Ly, xã Đông Bình- TX Bình Minh) ngày 15/4 rất đông đồng bào phật tử đến cúng viếng. Trong tiếng nhạc rộn rã, vui tươi người dân ấp Phù Ly vẫn còn hăm hở với ngày hội văn hóa thể thao và du lịch vừa được tổ chức tại chùa. Anh Thạch Sơn (ấp Phù Ly 1) hớn hở: “Năm nay tỉnh tổ chức nhiều trò chơi tại chùa, lại có văn nghệ vui lắm. Bà con trong ấp năm nay ăn tết cũng khá hơn vì trúng vụ lúa”.
Nữ Bí thư Đảng ủy xã Đông Bình (TX Bình Minh) Trương Ngọc Thụy cho biết: “Từ khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất luân canh lúa màu, đời sống người dân trong xã, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer có bước phát triển rõ nét. Ngoài trồng lúa, người dân còn nuôi bò, tận dụng các bờ vuông để trồng hoa màu tăng thu nhập”.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều chương trình, dự án, vùng đồng bào dân tộc phát triển ngày khởi sắc. Nổi bật nhất là chương trình giảm nghèo, nếu như năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc chiếm 50,5% thì đến cuối năm 2013 số hộ nghèo giảm còn 23%. Hiện nay, 13/13 chùa Phật giáo
|
“Thanh niên địa phương của ấp nếu không có điều kiện làm ăn thì đi làm công ty, làm khu công nghiệp. Hiện có khoảng 150 thanh niên của ấp đi làm công ty ở Cần Thơ (có xe đưa rước) với thu nhập thấp nhất là 2,5 triệu đồng/tháng. Nguồn thu nhập này góp phần giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo một cách bền vững".
Tết sung túc và ấm cúng
Tại chùa Cũ (ấp Trà Sơn, xã Hựu Thành- Trà Ôn), tiếng nhạc lamthol phát ra rộn ràng, bà con dân tộc Khmer đến cúng chùa rất đông. Không khí vui tươi, đón chào năm mới của đồng bào dân tộc lan tỏa khắp nơi.
Cô Thạch Thị Tư (ấp Trà Sơn, xã Hựu Thành) vui mừng khoe: “Năm nay ăn tết khá hơn năm rồi. Gia đình có gói bánh, mua sắm ít vật dụng trong nhà, đem lại chùa cúng Phật theo truyền thống, rồi bà con chòm xóm thăm hỏi chúc tết nhau, vui lắm”.
Lãnh đạo Tỉnh ủy thăm chúc tết chùa Khmer. Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh ủy- Phạm Văn Lực chúc tết tại chùa Cũ (xã Hựu Thành- Trà Ôn). |
Gia đình cô sống với nghề ruộng và chăn nuôi. Con trai cô làm bốc vác cho một cửa hàng vật liệu xây dựng gần nhà, một ngày cũng kiếm được khoảng 100.000đ, đủ chi phí sinh hoạt gia đình hàng ngày.
Còn phần lúa và chăn nuôi, gia đình cô để nuôi 2 đứa cháu đi học, sắm sửa vật dụng gia đình và để dành một ít. “Cũng nhờ năm nay bò bán được giá, gà, vịt cũng bán được giá cao nên gia đình tôi mừng lắm, tết này ăn tết ngon lành”- cô cười tươi.
Nữ Phó Bí thư Đảng ủy xã Hựu Thành Huỳnh Thanh Vân cho biết, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ngày nay đã khá hơn trước.
Trong dịp tết này, các hộ gia đình chính sách, cán bộ dân tộc Khmer và hộ nghèo, hộ cận nghèo Khmer được quan tâm thăm hỏi và tặng quà từ phía tỉnh cho đến huyện và địa phương, góp phần chung vui thêm cho không khí Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.
Tại chùa Tòa Sen (xã Đông Thành- TX Bình Minh), không khí đón tết diễn ra vui tươi, ấm cúng. Theo Đại đức Thạch Bước- Sư cả chùa Tòa Sen: Hiện toàn xã có 100% đồng bào dân tộc Khmer đều theo Phật giáo Tiểu thừa
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, cất nhà, vay vốn làm ăn... nên cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây ngày càng khởi sắc hơn.
Ông Kim Miền (Tư Miền)- thương binh 4/4 (ấp Hóa Thành 1, xã Đông Thành- TX Bình Minh), cho biết: Thời gian qua, tôi được Đảng, Nhà nước quan tâm, giúp vốn nuôi bò, cải tạo vườn tạp, cất nhà tình nghĩa... Nhờ vậy, tui đã vươn lên thoát nghèo, ăn tết cũng vui vẻ hơn. Sắp tới, tui sẽ tiếp tục đầu tư chăn nuôi heo, gà, vịt và trồng cam, bưởi để nâng cao thu nhập”.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thành Huỳnh Văn Bé Ba: Năm qua, toàn xã có 91 hộ Khmer vươn lên thoát nghèo.
Để giúp cho người dân vươn lên thoát nghèo, địa phương đã phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, vận động cất nhà đại đoàn kết cho hộ Khmer nghèo, hỗ trợ vay vốn từ các chương trình ưu đãi (khoảng 4,8 tỷ đồng). Nhờ vậy, đời sống hộ đồng bào Khmer ổn định, nhiều hộ còn tham gia hiến đất, hiến công để làm đường giao thông nông thôn, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Cùng với sự vận động của chính quyền địa phương, các vị sư cả, thời gian qua đồng bào dân tộc Khmer đã biết cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thêm thu nhập.
Trong đó, trồng lúa kết hợp với màu, tận dụng bờ kinh, vuông trồng các loại màu ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi bò đã làm tăng thêm thu nhập và trở thành mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở các xã, đặc biệt là đối với những gia đình dân tộc Khmer ít đất sản xuất.
Thêm một cái tết vui tươi, đầm ấm của đồng bào dân tộc lại đến. Có thể nói, ngoài sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tự lực vươn lên và ý thức thay đổi cách nghĩ trong sản xuất đã giúp cho đồng bào dân tộc Khmer ngày càng phát triển và đời sống sung túc hơn.
Ở Vĩnh Long, dân tộc Khmer có khoảng 25.000 người, chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh. Người Khmer ở Vĩnh Long sinh sống chủ yếu ở 10 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh. Người Khmer có bản sắc rất độc đáo mang tính nhân văn cao thể hiện qua các áng thơ ca, truyện kể, các loại hình nghệ thuật độc đáo: kịch hát dù kê, kịch múa rô băm… |
Bài, ảnh: TÂM- YẾN- TƯƠI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin