
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Về cơ bản, đa số các ý kiến đều thống nhất với các nội dung của Luật BHYT đưa ra.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Về cơ bản, đa số các ý kiến đều thống nhất với các nội dung của Luật BHYT đưa ra.
Khi Luật BHYT mới ban hành, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Thêm quyền lợi cho người nghèo
Dự thảo sửa đổi, bổ sung lần này sắp xếp lại 25 nhóm đối tượng như hiện nay và việc tham gia BHYT sẽ theo hình thức hộ gia đình thay cho hình thức cá nhân như hiện nay. Đây được xem là giải pháp nhanh nhất để tiến tới BHYT toàn dân.
Theo BHXH Việt
Lý giải vấn đề này, BHXH Việt Nam cho biết nếu không quy định bắt buộc, thì sẽ có nhiều nhóm đối tượng, nhất là các đối tượng khỏe mạnh, có thu nhập cao không tham gia và không giải quyết được tình trạng lựa chọn ngược.
Đó là, chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, gây nguy cơ mất cân đối quỹ BHYT, ảnh hưởng đến tính bền vững của BHYT.
Trong khi đó bản chất của BHYT là sự chia sẻ, số đông chia sẻ với số ít. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thực hiện thành công BHYT toàn dân thì không có nước nào thực hiện được nếu không thực hiện bắt buộc và không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trong dự thảo luật mới, sẽ có thêm nhiều quyền lợi cho người nghèo và hộ gia đình chính sách. Cụ thể, quy định người nghèo phải cùng chi trả 5% viện phí sẽ được bãi bỏ, nhằm tạo điều kiện để người bệnh nghèo được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất.
Nghĩa là người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh, còn đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo cũng được thanh toán 95% (trước kia là 80%).
Ngoài ra, quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trước đó là 80%), trừ trường hợp vượt tuyến, trái tuyến, sử dụng dịch vụ cao chi phí lớn…
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã được quyền khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên cùng địa bàn huyện, hoặc bệnh viện đa khoa khu vực nơi không có bệnh viện đa khoa huyện…
Đặc biệt sẽ mở rộng phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đối với các trường hợp khám chữa bệnh cho tự tử, tự gây thương tích, tổn thương về thể chất tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, tai nạn lao động, cận thị và tật khúc xạ đối với trẻ em dưới 6 tuổi…
“Siết chặt” những trường hợp trái tuyến
Theo BHXH Việt
Theo quy định hiện nay, bệnh nhân nội trú khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến được thanh toán 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 70% ở tuyến huyện. Còn bệnh nhân ngoại trú cũng được thanh toán 30% ở tuyến trung ương.
Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, sau 4 năm thanh toán cho bệnh nhân trái tuyến theo Luật BHYT, tình trạng vượt tuyến tăng nhanh từ 3 triệu lượt người năm 2010 lên 11,6 triệu lượt người năm 2012.
“Do người bệnh nhẹ đổ xô lên tuyến trên để khám chữa bệnh, thậm chí chỉ bị nhức đầu, sổ mũi cũng xin lên tuyến trên khiến nhiều bệnh viện tuyến trên quá tải”- Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết.
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT quy định đối với bệnh nhân ngoại trú tới đây mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh vượt tuyến chỉ được BHYT thanh toán mức 20% ở tuyến trung ương thay vì 30% như hiện hành. Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra một phương án khác là không thanh toán với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.
Được biết, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận và thông qua trong kỳ họp tháng 5 tới đây.
Bài, ảnh: BÙI THANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin