
Bác Hồ đã nói: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng”. Thực tế cho thấy làm tốt công tác dân vận góp phần giải quyết những bức xúc trong nhân dân, càng củng cố niềm tin của nhân dân vào những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, rất đời thường nhưng là bài học lớn cho công tác dân vận.
Bác Hồ đã nói: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng”. Thực tế cho thấy làm tốt công tác dân vận góp phần giải quyết những bức xúc trong nhân dân, càng củng cố niềm tin của nhân dân vào những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, rất đời thường nhưng là bài học lớn cho công tác dân vận.
Những câu chuyện nhỏ
![]() |
Thông qua ngày hội đại đoàn kết hàng năm, người dân càng ý thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với các công việc chung ở địa phương.
|
Công tác tại khóm, chị Mạc Thị Thu Nga- Phó trưởng Ban nhân dân Khóm 2 (Phường 3- TP Vĩnh Long) là người thường xuyên làm… công tác dân vận. Chị nói: “Làm dân vận sao cho tốt, cho khéo thì khó lắm, chẳng dễ tí nào đâu nhà báo ơi!”
Và chị lấy ngay chuyện giữ gìn vệ sinh công cộng để minh chứng: “Bà con có người thì ý thức dữ lắm nhưng cũng có người vứt rác vô tư, khi thì ngoài đường, khi thì dưới sông, thuận đâu vứt đấy. Để tạo vẻ mỹ quan cho các con đường và đồng thời thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh thành phố, Khóm 2 chọn một số tuyến đường để thành lập tổ thu gom rác dân lập. Nghe nói có người hàng ngày gom rác, ai cũng đồng tình. Đến khi thu tiền, dù chỉ 10.000 đ/tháng thì bắt đầu… khó. Người thì bảo “tui tự đốt”, người “tui bỏ rác ở thùng công cộng”…”, có trường hợp 2- 3 nhà nhưng chỉ đóng tiền 1 nhà vì “chưa tách khẩu”- chị Nga kể.
Phải từ từ, không thể nóng. Dân vận là ở chỗ này! Thế là vừa kết hợp thu tiền, chị vừa vận động bà con “mỗi tháng mình đóng 10.000đ, tính ra mỗi ngày chỉ có 300đ thôi để bồi dưỡng cho người thu gom mà còn góp phần làm cho khu phố mình sạch sẽ”.
Mưa dầm thấm lâu. Những người ở sâu trong hẻm cũng hưởng ứng. Đến nay, mô hình tổ thu gom rác dân lập ở Khóm 2 đã thành lập được 2 tổ, với trên 500 hộ tham gia.
Bà Trần Thu Hà- nguyên Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện thực tế mà nếu không dân vận tốt thì việc chẳng thể nào suôn sẻ được. Ngay chợ xã Long Mỹ thôi, việc thu tiền rác, tiền điện, tiền mặt bằng, hoa chi thôi cũng khó. Thế là nhân dịp năm mới tết đến, xã mời chị em tiểu thương họp mặt, có cả các đồng chí thường vụ cùng dự.
Đường vào ấp Long Hòa 1 bây giờ.
|
Trước là chúc chị em mua may bán đắt, sau là nói có tình, có lý việc thu tiền mong mọi người ủng hộ. Buổi họp mặt chỉ đơn giản có trà, bánh ngọt và một tấm hình lưu niệm dịp cuối năm cùng lãnh đạo địa phương, thế là mọi người vui vẻ, đồng tình. Bây giờ, “hợp tác xã thu rất tốt mà chợ lại rất ngăn nắp, sạch sẽ”.
“Còn chuyện nâng cấp con đường đan ở ấp Long Hòa 1, bây giờ về hưu rồi mà tôi cứ nhớ hoài!”- bà Trần Thu Hà nhớ lại. Con đường khá dài. Kinh phí trên chục tỷ đồng. Rất nhiều hộ dân sẽ phải hiến 400- 500m2 đất. Để tạo sự đồng thuận, địa phương cử cán bộ xuống từng hộ nói rõ phương án thực hiện, lắng nghe ý kiến của bà con. Mọi việc êm xuôi, đa số bà con thống nhất theo phương án “không dời con lộ ra phía sau” mà nâng cấp, mở rộng tại vị trí con lộ cũ. Địa phương ai cũng mừng chờ ngày khởi công thì lại xuất hiện đơn kiến nghị lên đến… tận huyện.
Thế là tiếp tục làm công tác dân vận bằng cách gặp bà con, nghe bà con trình bày những vấn đề còn gút mắc, góc độ địa phương phân tích cái lợi, cái được khi con lộ hoàn thành. Đến lúc này bà con cười xòa, đồng ý.
Bà Trần Thu Hà chân tình: “Có người nói bí thư chắc được lợi lộc gì đây nên mới quyết liệt như vậy?” Nghe thì khó chịu thật nhưng phải biết kiềm chế, không được nóng nảy. Đó là nghệ thuật của người làm công tác dân vận đấy!- bà đúc kết.
Bài học lớn
Chị Thu Nga cho rằng làm dân vận khó nhưng không phải làm không được. Bí quyết của chị là không được nản lòng, phải kiên trì nói cho bà con hiểu, bà con thông thì sẽ ủng hộ mình thôi!
Còn bà Trần Thu Hà giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ nhiều năm, đã không biết bao lần đối diện với những chuyện “hóc búa”, thậm chí phải đối diện với “những tin nhắn vào máy điện thoại chửi mình… nát hết”.
Phải bình tĩnh xem xét để hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo để tìm hướng giải quyết! Bởi vậy, kinh nghiệm nằm lòng của nữ cán bộ về hưu này là “phải chuẩn bị cho mình sức mạnh nội lực”. Người làm công tác dân vận phải là người gương mẫu, phải chịu khó nghiên cứu chủ trương, học tập kinh nghiệm và phải chịu khó lắng nghe.
Phải có phương pháp, không gò bó, phải hết sức linh hoạt, khi thì trong cuộc họp dân, khi phải thông qua người khác, thậm chí trong đám tiệc cũng có thể làm… dân vận.
Bà đúc rút từ thực tế nhiều điều: “Trong chúng ta, có ai đó dù học thuộc lòng từng câu, từng chữ về chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, nhưng không biết cách tiếp cận quần chúng, không làm tốt công tác dân vận thì cũng không thể khơi nguồn sức mạnh từ nhân dân được; không thể nhanh chóng đưa chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống”.
Những câu chuyện rất nhỏ, đơn giản, rất đời thường nhưng ngẫm lại quả là bài học lớn cho những người làm công tác dân vận!
Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ Trần Thu Hà đúc kết: Vận động dân nhưng cũng phải lắng nghe phản hồi của dân thế nào để mà còn uốn nắn những gì mình chưa hay, chưa tốt. Làm dân vận không nên “chụp mũ”, nếu không sẽ thất bại ngay.
|
Bài, ảnh: HỒ VĂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin